Bài viết phân tích sự khác nhau giữa Dù kê và Dì kê cũng như khái quát thực trạng phát triển nghệ thuật Dì kê ở An Giang. Qua đó có những định hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một. | Tạp chí Khoa học BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÌ KÊ DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG Trương Bá Trạng1 Tóm tắt Khi nghiên cứu đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, chúng ta thường nhắc tới Dù kê, Dì kê, một loại hình nghệ thuật độc đáo đã tồn tại với sức hấp dẫn đặc biệt tại vùng đất này. An Giang là tỉnh đặc biệt duy nhất có loại hình Dì kê. Chúng ta cần phân biệt cơ bản khác biệt giữa Dù kê và Dì kê để có những giải pháp hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ nghệ thuật này. Trong tương lai, nếu có chính sách đầu tư phát triển đúng mức, loại hình Dì kê của cộng đồng dân tộc Khmer vùng biên giới An Giang sẽ là một sản phẩm văn hóa hiếm có, thu hút nhiều khách du lịch. Từ khóa: nghệ thuật Dì kê An Giang, Dù kê, Văn hóa Khmer, loại hình nghệ thuật Abstract When researching the features about the culture of the Khmer in south of Vietnam, we usually mention to Du ke or Di Ke which is popular art existing with attraction in this area. An Giang is the most special unique province has this art – Di Ke. We need distinguish the basic differences between Du ke and Di Ke to have the real effective solutions in conserving and promoting the value of this kind of theatre. In the future, if we have the policy to invest and develop properly, Di Ke of the Khmer public in the border area of An Giang province will be the cultural valuable product to attract a lot of tourists. Key words: Di Ke art of An Giang province, Du ke, the culture of the Khmer, a kind of art. 1. Đặt vấn đề An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Toàn tỉnh có hộ dân tộc thiểu số, với người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Khmer có hộ, người, chiếm tỷ lệ 3,9% so với tổng dân số toàn tỉnh. Đồng bào Khmer An Giang sống tập trung ở hai huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer