Bài viết góp phần điểm lại sơ bộ công tác nghiên cứu các hoạt động phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ trong đội ngũ cán bộ - sinh viên tại trường Đại học Trà Vinh. Trong đó, chú trọng hoạt động nghiên cứu và thực hành biểu diễn sân khấu Dù kê của cán bộ - sinh viên, đây là một bước ngoặt mới, một phương pháp mới để chính bản thân nhà đào tạo và người được đào tạo có cơ hội tiếp xúc, thâm nhập học tập và nghiên cứu sâu rộng văn hóa nghệ thuật dân tộc Khmer. | Tạp chí Khoa học PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ - SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Sơn Cao Thắng1 Tóm tắt Bài viết góp phần điểm lại sơ bộ công tác nghiên cứu các hoạt động phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ trong đội ngũ cán bộ - sinh viên tại Trường Đại học Trà Vinh. Trong đó, chú trọng hoạt động nghiên cứu và thực hành biểu diễn sân khấu Dù kê của Cán bộ - Sinh viên, đây là một bước ngoặt mới, một phương pháp mới để chính bản thân nhà đào tạo và người được đào tạo có cơ hội tiếp xúc, thâm nhập học tập và nghiên cứu sâu rộng văn hóa nghệ thuật dân tộc Khmer. Từ khóa: Sân khấu Dù kê, Yeak Rom – Rô băm Khmer Nam Bộ, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật Khmer. Abstract The paper is to review researches about the preservation and promotion of Southern Khmer cultural art at Tra Vinh University. Researches about Du ke theatre at Tra Vinh University are an initial step for teachers and learners to integrate and study Khmer culture. Keywords: Du ke performance – Robam of Khmer Southern, promoting the cultural value of Khmer Art. 1. Đặt vấn đề Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về việc: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Chỉ thị 39/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thông tin khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách này luôn được lãnh đạo Trường Đại học Trà Vinh quán xuyến và thực thi kịp thời, thể hiện tính hợp lý cao và đạt hiệu quả tối ưu trong công tác quản lý, điều hành bộ máy của đơn vị. Việc thành lập các Phòng, Ban và Khoa chức năng như Ban Giới và Dân tộc, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ phục .