Bài viết trình bày về xuất xứ nguồn gốc của loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê thông qua việc khảo sát một số nghệ nhân, bậc thầy qua từng thời kỳ, và cũng để làm rõ về sự giao thoa thể loại bài hát, dàn nhạc và múa trong loại hình sân khấu Hí kịch, sân khấu cải lương, sự tiếp nhận về loại hình sân khấu Dù kê và loại hình sân khấu “La khôn Khôl” (sân khấu đeo mặt nạ) ở vương quốc Campuchia. Đồng thời, bài viết còn chuyển tải những nội dung, giá trị văn hóa dân gian rất đậm nét (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, tục ngữ) và nghệ thuật dân gian (nghệ thuật tạo hình dân gian) của sân khấu Dù kê từ góc nhìn văn hóa dân gian. | Tạp chí Khoa học SÂN KHẤU DÙ KÊ – GÓC NHÌN TỪ VĂN HÓA DÂN GIAN Thạch Chane Vitu1 Tóm tắt Trong bài viết này, vấn đề thứ nhất xin gợi ý tìm hiểu thêm về xuất xứ nguồn gốc của loại hình này thông qua việc khảo sát một số nghệ nhân, bậc thầy qua từng thời kỳ một cách kỹ lưỡng, và cũng để làm rõ về sự giao thoa thể loại bài hát, dàn nhạc và múa trong loại hình sân khấu Hí kịch, sân khấu Cải lương, sự tiếp nhận về loại hình sân khấu Dì kê và loại hình sân khấu “La khôn Khôl” (sân khấu đeo mặt nạ) ở vương quốc Campuchia; vấn đề thứ hai, từ góc nhìn văn hóa dân gian các dân tộc, cố gắng làm rõ Dù kê là loại hình sân khấu đặc biệt đã chuyển tải những nội dung, giá trị văn hóa dân gian rất đậm nét (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, tục ngữ) và nghệ thuật dân gian (nghệ thuật tạo hình dân gian: kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian; nghệ thuật biểu diễn dân gian: âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn), đáp ứng trong sinh hoạt văn hóa và đời sống lao động của mọi tầng lớp người Khmer. Từ khóa: Sân khấu Dù kê, góc nhìn văn hóa dân gian. Abstract The origin of formation of Du ke Southern Khmer Theatre is not assessed clearly, but only based on some unscientific surveys. Thus, this paper is to find out its origin through artists, teachers of each period, and to demonstrate the cultural interference of songs, orchestra and dance in Hi Kich theatre, Cai luong (folk songs), Di Ke and La Khon Khol (mask theatre) in Cambodia; this paper also focuses on the contents and cultural value (mythology, fairy tale, legend, humorous story, proverb) and folk arts (image-buidling art: architecture, painting, decoration; performing arts:folk music, dance, theatre) of Du ke, meeting cultural activities and labour life of Khmer people. Keyword: Du ke theatre, folklore perspectives Đặt vấn đề Trước thực tiễn xã hội hội nhập, phát triển, nghệ thuật sân khấu ở nước ta nói chung và sân khấu Dù kê của một số đoàn nghệ thuật như Trà Vinh, Sóc .