Ngành tôm là ngành năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành một ngành hàng mũi nhọn có đóng góp quan trọng trong nền nông nghiệp và kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, ngành tôm đã có những bước tiến vượt bậc nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ, mô hình áp dụng vào sản xuất giống, thức ăn, nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển còn nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập và mâu thuẫn, nguy cơ rủi ro cao, tác động trực tiếp đến kết quả và tính bền vững trong sản xuất. Để tiếp tục khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam, đồng thời giải quyết, khắc phục những tồn tại hạn chế; phát huy tiềm năng lợi thế và cơ hội trong tình hình mới, việc xây dựng “Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030” là cần thiết và cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC THUỶ SẢN DỰ THẢO 6 ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÔM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 HÀ NỘI, 2017 MỤC LỤC Phần I: GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN 4 1. Đặt vấn đề . 4 2. Căn cứ xây dựng Đề án 5 Phần II. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÔM VIỆT NAM . 6 1. Vị trí địa lý của Việt Nam . 6 2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu. 6 3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên các vùng kinh tế sinh thái liên quan đến phát triển tôm nước lợ . 7 . Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 7 . Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT) 8 . Vùng Đông Nam bộ . 9 . Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 10 4. Đánh giá chung 12 Phần III: HIỆN TRẠNG NGÀNH TÔM VIỆT NAM 13 1. Diện tích và sản lượng nuôi nước lợ năm 2010 - 2016 .