Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) theo định hướng phát triển du lịch vùng của chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB được quan tâm phát triển, đem lại những thành quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chưa tương xứng tiềm năng, và vai trò động lực của du lịch cả nước, phát triển thiếu sự liên kết vùng và vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) theo định hướng phát triển du lịch vùng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Quảng Ninh. Trong tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vùng ĐBSH&DHĐB tiếp giáp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc, Tây và Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ ở phía Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Nam. Vùng bao gồm toàn bộ lãnh thổ vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc với 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng và vùng Nam sông Hồng. Mặt khác vùng cũng là lãnh thổ bao gồm vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc Bộ. Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo Vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng Do đó vùng ĐBSH&DHĐB là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch khá toàn diện. Những đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên tạo điều kiện để vùng ĐBSH& DHĐB có thể phát triển một nền kinh tế mở đa dạng với định hướng chủ đạo là phát triển công nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến lương thực, đồng thời nâng cao tỷ lệ các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Đứng về góc độ du lịch, vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội là trung tâm du lịch cả nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với cửa mở ra biển Đông, đến với các nước trong khu vực và quốc tế, chính vì vậy phát triển du lịch vùng có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch Việt Nam. Thời gian qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB được quan tâm phát triển và đem lại những thành quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch cả nước và kinh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
139    85    3    25-04-2024
7    75    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.