Trong bài viết này, tác giả đề cập đến phương pháp đào tạo trực tuyến thông qua sử dụng tài nguyên giáo dục mở được xem là một cách tiếp cận mới để người học tiếp thu được tri thức nhân loại một cách phong phú, đa dạng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và đổi mới giáo dục hiện nay. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 64-69 This paper is available online at ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN THÔNG QUA SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Đậu Mạnh Hoàn1 Tóm tắt. Ngày nay tài nguyên giáo dục mở đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển của giáo dục. Tài nguyên giáo dục mở có thể hỗ trợ giáo viên phát triển tốt năng lực của mình, đồng thời tác động tích cực đến việc dạy học trong các trường học và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều cơ sở giáo dục cũng như các trường đại học chưa có chiến lược để phát triển tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho hoạt động của mình đặc biệt là vấn đề đào tạo. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cần có những giải pháp đón đầu để đáp ứng sự thay đổi của xã hội và sự hội nhập quốc tế. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến phương pháp đào tạo trực tuyến thông qua sử dụng tài nguyên giáo dục mở được xem là một cách tiếp cận mới để người học tiếp thu được tri thức nhân loại một cách phong phú, đa dạng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: Tài nguyên giáo dục mở, đào tạo giáo viên, đào tạo trực tuyến. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây Giáo dục đại học Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công cuộc toàn cầu hóa hiện nay. Những khó khăn chính của nền giáo dục đại học Việt Nam bao gồm các vấn đề cơ bản sau [1]: Theo (Vũ Minh Giang, Lê Ngọc Trà 2008) cho rằng, khó khăn thứ nhất, đó là chưa xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể, lâu dài để có chiến lược đào tạo sinh viên khi thế giới đang diễn ra toàn cầu hóa, khoa học và công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ. Điều này dẫn đến chưa có những giải pháp kịp thời để đào tạo sinh viên theo kịp các nước trên thế giới. Khó khăn thứ hai, là chương trình đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo bị khống chế về chương trình khung và yêu cầu các trường đại học phải tuân thủ một