Bài viết hướng đến tìm kiếm giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ học viện Quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay, bao gồm từ những giải pháp ở cấp quản lý như xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho giảng viên, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tới giải pháp từ chính ý thức tự rèn luyện, tự nâng cao năng lực của mỗi giảng viên trẻ để phát triển năng lực nghề nghiệp một cách toàn diện nhất. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 102-110 This paper is available online at GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Hoàng Thị Linh Giang1 Tóm tắt. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ là một trong những nhân tố cấp thiết quyết định việc nâng cao chất lượng dạy, học và phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Để có thể đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên có năng lực nghề nghiệp vững vàng và tâm huyết với nghề. Tại Học viện Quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên trẻ đang ngày càng chiếm đa số nhưng số lượng giảng viên trực tiếp có thể giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý là không nhiều, điều đó đặt ra yêu cầu cần phải có nghiên cứu sâu hơn về các giải phát phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh mới. Bài viết hướng đến tìm kiếm giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ Học viện Quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Phát triển, năng lực nghề nghiệp, giảng viên trẻ. 1. Đặt vấn đề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là xu thế tất yếu, đáp ứng điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Việt Nam cần ‘xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng; chuẩn hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu, để thực hiện được nhiệm vụ này, các cán bộ giảng viên đại học, nhất là