Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực

Bài viết phân tích các yêu cầu trình độ của năng lực giáo viên tiếng Anh và những hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các Trường trung học phổ thông nhằm góp phần nâng cao và phát triển năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh trong nhà trường phổ thông, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tại trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 39-47 This paper is available online at QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Thị Thu Phương1 Tóm tắt. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng cho mọi công dân trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, ngoại ngữ tiếng Anh lại càng quan trọng, không chỉ trong cơ hội tìm kiếm việc làm, mà đặc biệt quan trọng trong khởi nghiệp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của các cuộc cách mạng công nghiệp. Để nâng cao và phát triển năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh trong nhà trường phổ thông, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tại trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực được chú trọng hơn bao giờ hết. Từ khóa: Quản lý, hoạt động bồi dưỡng, giáo viên tiếng Anh, trường trung học phổ thông, phát triển năng lực. 1. Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triển, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao tiếp rộng rãi các nước trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển. Với chủ trương chủ động hội nhập Quốc tế , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của tiếng Anh tại Việt Nam càng trở nên cần thiết hơn. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. . . Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.” [1]. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, mục tiêu chung của Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.