Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây nguyên

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp then chốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 32-41 This paper is available online at ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN Lữ Thị Hải Yến1 Tóm tắt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong quy trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo đại học. Thực tế cho thấy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng mà các trường cao đẳng đang thực hiện vẫn còn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức việc nâng cao năng lực nghề nghiệp và thực hành cho đội ngũ giảng viên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp then chốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên. Từ khóa: Đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên. 1. Mở đầu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Việc rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên như một đường xoáy trôn ốc theo chiều đi lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng. Thực tế cho thấy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng các trường đang thực hiện vẫn còn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao năng lực nghề nghiệp và thực hành cho đội ngũ giảng viên. Hoạt động bồi dưỡng thông qua giao lưu khoa học, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường được thực hiện rất ít. Các hoạt động dự giờ, thao giảng, tự bồi dưỡng hiệu quả chưa cao. Giảng viên hầu như không có thời gian thâm nhập thực tế để nâng cao chất lượng giờ dạy. Đối với việc cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, đa số các trường chưa có chế tài ràng buộc về mục tiêu và kết quả phải đạt được so với kinh phí mà giảng viên được thụ hưởng. Chính vì lẽ đó, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.