Trong khuôn khổ của bài viết, các đặc tính từ vựng ngữ pháp, các loại chủ ngữ nằm trong hệ thống thức mà Halliday (Ibid.) đã đưa ra sẽ được khai thác trong diễn ngôn của bác sĩ và người bệnh, từ đó tìm hiểu các đặc tính ngữ vực kiến tạo nên nét chung và riêng biệt của tính liên nhân được thể hiện trong hai ngôn ngữ tư vấn – Anh và Việt. Đặc biệt, nghiên cứu này sẽ dựa vào bốn loại chủ ngữ mà Hoàng Văn Vân (2017) sơ lược lại của Halliday khi phân tích sách Sinh học 8 bao gồm: (1) chủ ngữ hiện, (2) chủ ngữ ẩn, (3) chủ ngữ tương tác, và (4) chủ ngữ không tương tác. | GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ TRONG TƯ VẤN KHÁM BỆNH BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT: MỘT SO SÁNH LIÊN NHÂN TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ SỬ DỤNG CHỦ NGỮ Nguyễn Thanh Nga* Học viện Quân y, 160 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 23 tháng 03 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 05 năm 2018 Tóm tắt: Bài báo này phân tích chi tiết về cách sử dụng chủ ngữ khi bác sĩ nói tiếng Anh và tiếng Việt giao tiếp với người bệnh tại phòng khám tư vấn. Mục tiêu của nghiên cứu là dựa vào việc sử dụng chủ ngữ của các bác sĩ để so sánh và luận bàn về tính liên nhân ẩn trong lời thoại của hai ngôn ngữ khám tư vấn. Khung lý thuyết nghiên cứu này chấp nhận sử dụng là hệ thống thức (system of mood) của ngôn ngữ học chức năng hệ thống (SFL) bao gồm bốn loại hình chủ ngữ chính: (1) chủ ngữ hiện, (2) chủ ngữ ẩn, (3) chủ ngữ tương tác, và (4) chủ ngữ không tương tác (Halliday và Matthiessen, 2004; Hoàng Văn Vân, 2017). Số liệu của bài báo được thu thập từ việc ghi âm và ghi chép lại 120 đoạn thoại, 60 đoạn bằng tiếng Anh (được tải xuống từ Youtube) và 60 đoạn bằng tiếng Việt (được ghi âm trực tiếp tại các phòng khám) giữa bác sĩ và người bệnh. Mục đích của nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra sự giống và khác biệt của tính liên nhân ẩn sau nguồn tài nguyên từ vựng ngữ-pháp trong các kênh chủ ngữ được so sánh mà còn khẳng định sự cần thiết trong việc thay đổi diễn ngôn khi sử dụng chủ ngữ nhằm khuyến khích phương thức khám tư vấn lấy người bệnh làm trung tâm. Từ khóa: khám tư vấn, giao tiếp bác sĩ-bệnh nhân, tính liên nhân, chủ ngữ, ngôn ngữ học chức năng hệ thống (SFL) 1. Dẫn nhập 1 Theo Ong et al (1995: 903), khái niệm liên nhân trong mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân là một trong những khái niệm phức tạp nhất vì nó được đặt trong một mối quan hệ xã hội không cân bằng. Đồng quan điểm với Ong et al (Ibid), Irwin (1989) đã khẳng định rằng, giao tiếp liên nhân trong khám tư vấn là một vấn đề mang đậm ý nghĩa tình cảm (emotional laden issue) nên .