Bài viết trình bày các tiêu chuẩn cần có của một người tổng biên tập, là một người phải hội đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí. Ngoài ra bài viết còn nên lên những vai trò cũng như trách nhiệm của tổng biên tập như: điều hành, tổ chức tờ báo, thẩm định các tác phẩm báo chí khi quyết định loan tin, chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ làm báo kế cận. Để nắm nội dung . | TỔNG BIÊN TẬP – GƯƠNG MẶT VĂN HÓA CỦA TỜ BÁO Nhà báo Nguyễn Uyển∗ Bàn về đổi mới báo chí, đã không dưới một lần chúng tôi viết rằng: Tổng biên tập là gương mặt của tờ báo. Bởi lẽ, theo Luật định: “Tổng biên tập là người phải hội đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí”. Ở nước ta ai cũng biết: Làm báo là một nghề - nghề chính trị. Theo đó, Tổng biên tập là người điều hành, tổ chức tờ báo; thẩm định các tác phẩm báo chí khi quyết định loan tin; là người quy tụ và phát huy tiềm năng báo chí của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên Không ai khác, chính Tổng biên tập cũng là người phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm báo kế cận Cho nên trí tuệ, nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa biểu đạt bằng ngôn ngữ báo chí của Tổng biên tập sẽ trưng diện khá đậm trên tờ báo. Bởi thế, cái tốt, cái mới, cái hay, cái dở, sự suồng sã thiếu văn hóa khi loan tin thì người đọc không chỉ nhớ tới tờ báo mà còn lần xem Tổng biên tập là ai. Đó là thái độ có thực của công chúng, của bạn đọc với báo chí. Ví như sự kiện Tòa Tháp Đôi của nước Mỹ (11/9/2001) đã trôi vào dĩ vãng, nhưng cái tít Nước Mỹ bị tấn công! chạy dài trên trang nhất Báo QĐND và: 135 phút làm kinh hoàng nước Mỹ! trong Chương trình Thời sự của ĐTHVN ngày ấy, vẫn in rất sâu, rất đậm trong tâm trí chúng tôi. Phải chăng, đó là nghệ thuật thông tin, là dấu ấn văn hóa của người làm báo, là sự mẫn cảm văn hóa - chính trị của Ban biên tập và Tổng biên tập Chỉ xem cách thức trình bày tờ báo, cách rút tít, cách sắp đặt tin bài; cơ cấu chuyên trang, chuyên mục của tờ báo, tạp chí đủ biết người Tổng biên tập của nó là thế nào. Nhiều khi, chỉ một chuyên mục nhỏ, rất nhỏ vẫn cho ta thấy ý tưởng không hề nhỏ của họ. Ví như, chuyên mục “Nét đẹp người Thủ đô” trong tiêu đề lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của báo Hà Nội Mới; hoặc chuyên mục “Bạn hãy nói cùng chúng tôi” của ĐTNVN luôn cuốn hút người đọc, người nghe bởi ý nghĩa nhân văn sâu xa của nó. Đó chính là nét đẹp văn .