Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân uốn ván điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình (2010 - 2016). | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG Ở BỆNH NHÂN UỐN VÁN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÁI BÌNH (2010 - 2016) Lê Văn Nam*; Đỗ Tuấn Anh*; Trương Thị Minh Diệu**; Trần Viết Tiến* TÓM TẮT Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân (BN) uốn ván (UV) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình (2010 - 2016). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu 58 BN được chẩn đoán UV toàn thể, trong đó Bệnh viện Quân y 103: 35 BN, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: 23 BN. Kết quả và kết luận: đặc điểm lâm sàng: gặp nhiều ở BN nam (60,3%), đa số BN làm nghề nông nghiệp (82,8%); 86,2% BN UV tìm được đường vào, trong đó vết thương phần mềm chiếm 51,7%; thời gian ủ bệnh từ 7 - 14 ngày (32,8%); thời gian khởi phát > 48 giờ (70,7%); độ khít hàm từ 1 - 2 cm gặp 50% BN. Ở thời kỳ toàn phát, 39,6% BN UV có cơn giật cứng từ 10 - 100 cơn/24 giờ; tăng tiết đờm rãi, vã mồ hôi (91,4%), sốt nhẹ (34,5%), tần số mạch từ 81 - 100 chu kỳ/phút (44,8%). Một số yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng: thời gian khởi phát ngắn ≤ 24 giờ, độ khít hàm ≤ 1 cm, số cơn giật/24 giờ > 100 cơn, tần số mạch > 120 chu kỳ/phút, tăng tiết đờm rãi và vã mồ hôi niều. * Từ khóa: Uốn ván; Triệu chứng; Yếu tố tiên lượng. Study of Clinical Features and Prognostic Factors in Tetanus Patients in Military Hospital 103 and Thaibinh General Hospital (2010 - 2016) Summary Objectives: To describe clinical characteristics and explore some major prognostic factors in tetanus patients treated at 103 Military Hospital and Thaibinh General Hospital (2010 - 2016). Subjects and methods: A retrospective study was carried out on 58 patients, who were diagnosed with tetanus, including Military Hospital 103 with 35 patients, Thaibinh General Hospital 23 patients. Results and conclusions: Clinical characteristics: men were more likely to be diagnosed in , the majority of patients worked in