Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khảo sát mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN trên địa bàn Đà Nẵng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN ở Đà Nẵng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ SƯƠNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH - Phản biện 1:. Ngô Hà Tấn - Phản biện 2: .TS. Hồ Văn Nhàn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 10 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin Học liệu - Đại Học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, kế toán quản trị (KTQT) là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp không còn là vấn đề tranh luận. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu viết về các Doan h nghiệp (DN) nhỏ và đặc biệt là việc phá sản của những DN này. Richard (2000) cho rằng, có nhiều lý do làm cho các DN mới thành lập bị phá sản, bao gồm việc thiếu vốn lưu động, yếu kém trong lựa chọn thị trường, sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất làm cho tỷ lệ phá sản của những DN này ngày càng gia tăng là sự bất lực trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh cần thiết. Nhiều DN đã thất bại ngay trong việc xây dựng kế hoạch ban đầu và sau đó cứ phát triển kế hoạch đó như là một công cụ chuẩn. Tương tự như vậy, Wichmann (1983) cho rằng một trong những lý do dẫn đến thất bại trong kinh doanh là khả năng quản lý yếu kém trong đó bao gồm cả giải quyết vấn đề liên quan đến kế toán. Hơn nữa, Hopper và cộng sự (1999) thông qua kết quả khảo sát ở Nhật Bản cho rằng, sự thất bại trong việc vận dụng hệ thống KTQT chi phí là nhân tố dẫn đến tỷ lệ phá sản ngày càng tăng ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Từ đó ta thấy rằng, KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc quản .