Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 485 để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé! | UBND HUYỆN YÊN LẠC TRUNG TÂM GDNN-GDTX KIỂM TRA HỌC KỲ II CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: Hóa ; LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:.Số báo danh:. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm): Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là: A. 11,2 g B. 0,56 g C. 1,12 g D. 5,60 g Câu 2: Cho 2,52g một kim loại tác dụng hết với dd H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là: A. Fe B. Mg C. Zn D. Al Câu 3: Hòa tan 20g hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng lượng HCl vừa đủ, thu được 2,24lít H2(đktc). % khôí lượng của Fe là: A. 56% B. 28% C. 36% D. 30% Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron bất thường là: A. Fe và Al. B. Cu và Cr. C. Al và Cr. D. Fe và Zn. Câu 5: Dung dịch nào dưới đây không hoà tan được kim loại Cu: A. Dung dịch HNO3 loãng B. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng C. Dung dịch H2SO4 loãng D. Dung dịch FeCl3 Câu 6: Fe có số hiệu nguyên tử là hình electron của Fe3+ là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p3. Câu 7: Cho 8 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là: A. 25,75 g B. 22,25 g C. 22,75 g D. 24,45 g Câu 8: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây? A. Zn B. Ni C. Fe D. Sn Câu 9: Tính chất hóa học cơ bản của sắt là: A. Tính bazơ mạnh B. Tính oxi hóa mạnh C. Tính khử trung bình D. Tính khử rất mạnh Câu 10: Có thể dùng bình chứa bằng sắt (thép) để đựng dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 loãng B. HNO3 loãng C. H2SO4 đặc, nguội D. H2SO4 đặc, Câu 11: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ ? A. Mn và Cr B. Fe và Al C. Al và Cr D. Fe và Crom Câu 12: Chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hoá , vừa có tính khử ? A. Fe(OH)3 B. Fe2O3 C. Fe(NO3)3 D. FeO Câu 13: Fe có thể tan trong dung dịch nào sau đây ? A. FeCl2 B. FeCl3 C. AlCl3 D. MgCl2 Câu 14: Nhóm nào gồm các kim loại bị thụ động trong axit H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội? A. Al, Fe, Cr B. Cu, Ca, Mg C. Al, Fe, Ca D. Ca, Cu, Cr Câu 15: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là: A. 9,4 gam B. 9,5 gam C. 9,3 gam D. 9,6 gam B. PHẦN TỰ LUẬN( 5 điểm): Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo dãy biến hóa sau: Al → Al2O3→ AlCl3 → Al(OH)3 → NaAlO2→ Al(OH)3 Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học điều chế các kim loại từ các dung dịch muối riêng biệt: NaCl, CuCl2, FeCl3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. Câu 3: Cho 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 1/2 - Mã đề thi 485