Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn. Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HÀ HOÀNG DŨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: . VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2 : TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 6 tháng 2 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin học liệu - Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kinh tế trang trại ở huyện Buôn đôn tỉnh Đăk Lăk, cũng như các địa phương khác trong cả nước, đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang trại ở đây thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng còn rất lớn. Tuy nhiên, hiện tại còn nhiều vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk Xuất phát từ tính cấp thiết và thực tiễn của vấn đề tôi chọn đề tài "Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn" nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường; góp phần phân công lại lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của người nông dân; từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.