Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Mục tiêu của đề tài: Khái quát lý luận về CDCC kinh tế. Đánh giá thực trạng CDCC kinh tế của huyện Ngọc Hồi thời gian qua. Đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy CDCC kinh tế của huyện thời gian tới. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MAI THOAN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 03 tháng 10 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được quan tâm từ rất lâu. Trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các hội nghị chuyên đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng đã được đề cập ở các mức độ khác nhau. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Ngọc Hồi đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực, tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất hiện hành của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 44,43% năm 2006 xuống còn 28,51% năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp đã tăng nhanh năm 2006 là 29,22% và đến năm 2015 là 49,75%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 2006 là 26,35%, năm 2015 là 21,74%. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Hồi lần thứ VI (tháng 05/2015) đã xác định: “nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo phát triển đồng bộ, bền vững. Phát triển thương mại, dịch vụ bảo đảm tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, với cơ cấu ngành nghề phù hợp. Phát triển toàn diện kinh tế nông-lâm-thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường ”. Do vậy chuyển dịch cơ cấu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    71    2    09-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.