Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010 – 2015. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN KHẮC ĐÔNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: TS. Trương Tấn Quân Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 3 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành Nông nghiệp theo hướng Nông nghiệp tiên tiến; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao. Gia Lai là tỉnh nằm ở vùng Tây Nguyên, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai và con người. Xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp là chính, Đảng và Chính phủ đã định hướng trong quy hoạch phát triển xã hội đến năm 2020 xây dựng tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Trong đó, Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), giải quyết công ăn việc làm cho người lao động được xác định là bước đột phá để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp của tình cần phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, đồng thời phải khắc phục được các yếu kém vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển Nông nghiệp nói .