Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Bông tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2015. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM VĂN HIỀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. Trần Phước Trữ Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 08 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp được hình thành từ rất lâu và là ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Tại Việt Nam, nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong tầm nhìn mới về nông nghiệp, Việt Nam đã đặt nông nghiệp làm trọng tâm cho sự phát triển kinh tế và xem sự phát triển nông nghiệp là ưu tiên chiến lược. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới”. Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước là ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Krông Bông là một huyện vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Đăk Lăk nằm cách thành phố Buôn Ma Thuộc 55 km về hướng Đông Nam, diện tích tự nhiên là km², dân số năm 2015 là .