"Tiểu luận: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam" sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, thực trạng việc áp dụng các phương pháp trong định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định giá trị doanh nghiệp. | Đây là lý do khiến việc định giá thương hiệu trở thành khâu thiết yếu trong quá trình định giá một doanh nghiệp. Nhưng để đánh giá chính xác được giá trị thương hiệu lại không hề đơn giản. Một cách tương đối nhất, giá trị thương hiệu được xác định bằng sự đo đếm dựa trên số năm tuổi của thương hiệu, mức độ chi phí bỏ ra đầu tư cho thương hiệu cũng như căn cứ trên mức lợi nhuận cũng như doanh số hàng năm. Một mức giá hợp lý nhất là mức giá người bán chấp nhận được, và người mua sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn nhiều lần giá trị bỏ ra. Câu chuyện Unilever hay Colgate mua lại các thương hiệu P/S hay Dạ Lan của Việt Nam là minh chứng cho điều này, Unilever đã bỏ ra 5 triệu USD để mua lại P/S, Colgate bỏ ra 3 triệu USD cho Dạ Lan, đáng nói là thời điểm ấy, hai thương hiệu trên đều chưa có tiếng tăm gì trên khu vực cũng như thế giới. Song cuộc mua lại thành công đã đẩy giá trị của P/S hay Dạ Lan lên rất nhiều lần về sau này. Được biết, cả Unilever lẫn Colgate đã phải thuê các nhà tư vấn định giá thương hiệu quốc tế có uy tín để xác định giá trị thương hiệu hai doanh nghiệp trên.