Ebook Chuyển đổi lớn - Ráp lại thế giới, từ Edison tới Google: Phần 2 - Nicholas Carr

Sau đây là phần 2 của cuốn sách. Phần 2 ebook sẽ giải đáp những thắc mắc của người đọc về cuộc cách mạng mới liên quan đến máy tính: Điện toán đám mây là gì và nó sẽ định hình lại nền công nghệ máy tính ra sao? Liệu xã hội của chúng ta có thay đổi triệt để? Máy tính tạo ra chúng ta như cách ngày xưa chúng ta đã tạo ra máy tính?. và còn nhiều chủ đề đáng để suy nghĩ từ những nội dung thú vị của cuốn sách này. Để tìm được lời giải đáp từ những nghi vấn trên, . | PHẦN II Sống trong Đám Mây Chúng ta tạo hình các công cụ và sau đó các công cụ tạo hình lại chúng ta. — John M. Culin 115 Thành phố trắng 116 chuyển đổi lớn CHƯƠNG 6 Máy tính toàn cầu Nếu bạn hay lang thang lui tới phố Haight ở San Francisco trong Mùa hè Tình yêu vào năm 1967, thì rất có thể bạn đã gặp nhà thơ “nổi loạn” Richard Brautigan đang đọc một bài thơ mê ly ca ngợi tương lai được tin học hóa. Bài thơ 25 dòng, có lẽ lấy cảm hứng từ khoảng thời gian ngắn Brautigan sống tại Học viện Công nghệ California vào đầu năm đó, mô tả một “đồng cỏ điều khiển học” nơi con người và máy tính sẽ “sống cùng nhau trong sự hòa hợp tương hỗ / hòa hợp lập trình.” Bài thơ kết bằng một tầm nhìn về một “hệ sinh thái điều khiển học” trọn vẹn: nơi chúng ta không còn phải lao động và được về lại với thiên nhiên. còn tất cả sẽ được lo toan bởi những chiếc máy đáng yêu duyên dáng. Cùng năm đó, một nhóm các nhà toán học và tin học kết hợp cùng ARPA, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đã gặp gỡ tại Đại học Michigan để bắt đầu bàn thảo về một mạng liên lạc dữ liệu, như một báo cáo của cơ quan này viết nôm na, “sẽ được sử dụng 117 Máy tính toàn cầu để trao đổi các thông báo giữa các cặp máy tính bất kỳ.” Đề án nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu hàn lâm, quân sự, và công nghiệp sử dụng hiệu quả hơn các máy tính xử lý dữ liệu hiện vừa ít vừa đắt tiền. Đề án cần có hai đột phá: xây dựng “một ‘mạng con’ của các mạch điện thoại và các trạm chuyển có độ tin cậy, đặc tính trễ, dung tích, và giá thành đạt yêu cầu sao cho có thể khiến việc chia sẻ dùng chung các máy tính trên mạng trở nên thuận lợi,” và thiết kế “các giao thức và quy trình bên trong các hệ điều hành của từng máy tính kết nối, nhằm cho phép chúng sử dụng mạng con mới này để chia sẻ các tài nguyên.” Cuộc họp ở Michigan đã đặt nền tảng cho Arpanet, mạng máy tính do chính phủ hỗ trợ mà sau này được phát triển mở rộng thành Internet hiện đại, và cuối cùng thành mạng điện-toán-tiện-ích. Cái “hệ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.