Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Biến đổi văn hóa của người Ê đê tại xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Luận văn đi sâu đánh giá thực trạng công tác quản lý văn hóa đối với sự biến đổi văn hóa của tộc người Ê đê tại xã Dray Bhăng, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu tác động trực tiếp đến sự biến đổi văn hóa, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa của tộc người Ê đê, tại xã Dray Bhăng huyện Cư Kuin trong giai đoạn hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG NGUYỄN ĐỨC HANH BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA NGƢỜI Ê ĐÊ TẠI XÃ DRAY BHĂNG, HUYỆN CƢ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa I Tây Nguyên (2015 - 2017) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Đăng Phƣợng Chủ tịch Hội đồng: . Nguyễn Hữu Thức Phản biện 1: . Nguyễn Văn Cần Phản biện 2: TS. Lê Thị Thu Hà Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng, vào hồi 8h00 ngày 06 tháng 01 năm 2018. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình lịch sử, không có nền văn hóa nào lại không tiếp thu, ảnh hƣởng và biến đổi do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Các nền văn hóa của các dân tộc, trong khi tồn tại, tự thân nó đã chứa đựng và tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới nhƣ một quá trình tự nhiên, rồi khi có những tác động mạnh của những điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách xã hội thì sự biến đổi diễn ra càng rõ nét. Tây Nguyên không chỉ là địa bàn địa chiến lƣợc về an ninh - quốc phòng, mà còn là nơi tụ cƣ, sinh sống của các tộc ngƣời thiểu số khác nhau, có những đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội riêng. Mặt khác, đây cũng là mảnh đất có nhiều biến động mạnh về cơ cấu dân tộc, dân số, kinh tế - xã hội so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Hệ quả của sự biến động liên tục đó đã tác động không nhỏ tới nền văn hóa mà các dân tộc thiểu số tại chỗ đã tạo dựng nên qua quá trình lịch sử gắn bó lâu đời của họ trên mảnh đất này. Làm thế nào để vừa phát triển kinh tế các tộc ngƣời thiểu số địa phƣơng hiện nay, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống theo xu hƣớng hội nhập tích cực, hội nhập hợp lý là một vấn đề đặt ra hết sức cấp bách trong chiến lƣợc phát triển xã hội bền vững. Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số trở thành vấn đề trọng tâm của các ngành .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.