Mục tiêu luận văn nhằm nghiên cứu những quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, đồng thời chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa phương thức này Việt Nam. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN THỊ LAN ANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: . Trần Thị Huệ Phản biện 1: : Phản biện 2: . Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào năm. BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN VĂN TRƢỚC HỘI ĐỒNG CHẤM Kính thƣa: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Sau thời gian học tập và thực hiện luận văn với đề tài “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam” được giáo viên Trần Thị Huệ hướng dẫn. Hôm nay tôi trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu trong luận văn như sau: Thứ nhất, Phần mở đầu: 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam sẽ là miền đất đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thị trường nước ngoài cũng là nơi mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang hướng đến nên các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và triệt để nhằm bảo đảm cho các hoạt động thương mại diễn ra một cách liên tục và thuận tiện. Xuất phát từ thực tế trên đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi các cam kết khi gia nhập WTO thì việc ban hành Luật TTTM 2010 (trước đây là Pháp lệnh trọng tài năm 2003) là một tất yếu khách quan. Sự ra đời Luật TTTM 2010 với nhiều quy định mới về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế góp phần tạo niềm tin cho 1 cá nhân tổ chức khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp .