Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa chi tiết các vấn đề lý thuyết về hệ phương trình Diophant tuyến tính và hệ thống bài toán,bài tập liên quan để từ đó thấy được tầm quan trọng và tính thiết thực của hệ phương trình Diophant tuyến tính. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH TẤN ANH TUẤN HỆ PHƯƠNG TRÌNH DIOPHANT TUYẾN TÍNH VÀ MỘT SỐ DẠNG TOÁN LIÊN QUAN Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP Mã số: 60 46 01 13 TÓM T T LU N VĂN TH C SĨ KHOA H C Người hướng dẫn khoa học: . NGUYỄN VĂN MẬU Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. NGUYỄN VĂN MẬU Phản biện 1: TS. Lê Văn Dũng Phản biện 2: . Huỳnh Thế Phùng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 8 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Chuyên đề phương trình Diophant đóng vai trò rất quan trọng trong lý thuyết Số học. Đó là chuyên đề trọng tâm xuyên suốt từ bậc tiểu học tới bậc trung học. Nó không chỉ là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của số học mà còn là công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực của phương trình và các ứng dụng khác. Trong các kỳ thi học sinh giỏi toán quốc gia, Olympic Toán khu vực và quốc tế thì các bài toán liên quan đến phương trình Diophant cũng hay được đề cập và được xem như là những dạng toán thuộc loại khó. Đặc biệt các bài toán về hệ phương trình Diophant không nằm trong chương trình chính thức của số học ở bậc trung học phổ thông. Dưới sự định hướng và hướng dẫn của Nguyễn Văn Mậu tôi chọn đề tài “ Hệ phương trình Diophant tuyến tính và một số dạng toán liên quan” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình để có điều kiện tìm hiểu thêm về chuyên đề này. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa chi tiết các vấn đề lý thuyết về hệ phương trình Diophant tuyến tính và hệ thống bài toán,bài tập liên quan để từ đó thấy được tầm quan trọng và tính thiết thực của hệ phương trình Diophant tuyến tính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 - Đối tượng nghiên cứu: Hệ phương trình Diophant, một số dạng