Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động thực tập (QLHĐTT) của sinh viên Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, luận văn đề xuất những biện pháp quản lý hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả TT của sinh viên, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường – sinh viên với đơn vị tiếp nhận TT để nâng cao chất lượng đào tạo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ THỊ THANH PHƯỢNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH Phản biện 1: TS. DƯƠNG BẠCH DƯƠNG Phản biện 2: . LÊ VĂN SƠN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 9 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại Điều 1 Nghị định 102-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường ĐH và chuyên nghiệp trung cấp đã nêu rõ: “Thực tập là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo cán bộ ở trường ĐH, học viện và chuyên nghiệp trung cấp. Việc thực tập có mục đích:Giúp sinh viên, học sinh kiểm nghiệm củng cố và bổ sung những kiến thức lý thuyết đã học ở lớp;Giúp sinh viên và học sinh học tập những kỹ năng và kiến thức về công tác thực tế, nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tế; Tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh trực tiếp tham gia lao động ngành nghề, tiếp xúc, làm việc, sinh hoạt với công nhân và nông dân, học tập công nhân và nông dân .”[15]. Quá trình TT tại cơ sở sẽ là cơ hội cho SV áp dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn giúp cho SV nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và bản thân cần phải trang bị thêm kiến thức gì, kỹ năng gì để đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc thực tế. Với sứ mệnh “Vì sự phát triển bền vững của Tây Nguyên”, Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum phấn đấu trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - .