Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp môi trường nước biển ven bờ khu vực Bàn Than, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Mục tiêu tổng quát của luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bàn Than, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp nhằm BVMT, phục vụ phát triển bền vững. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIỀU OANH KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ KHU VỰC BÀN THAN, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường Mã số: 60 85 06 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ KIM THOA Phản biện 1: PGS. TS. Trần Cát Phản biện 2: TS. Phan Như Thúc Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mũi Bàn Than thuộc xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, 3 mặt là sông, một mặt giáp biển, điều kiện khí hậu hiền hòa, ngoài thắng cảnh đẹp là ghềnh đá Bàn Than, phong cảnh hữu tình, nên thơ, có nghĩa địa cá Ông lớn nhất nước, người dân Tam Hải vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống bản địa. Do vậy, bên cạnh hệ thống nghỉ dưỡng 4 sao cao cấp hiện nay là Le Domaine De Tam Hai Resort, trong tương lai không xa Bàn Than tiếp tục sẽ là một điểm nghỉ dưỡng lôi cuốn. Bên cạnh đó, khu vực biển Bàn Than cũng là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái rạn san hô đa dạng kéo dài hơn 10 cây số, là nơi tập trung sinh sống của nhiều loại hải sản quý như tôm hùm, tôm sú, ốc hương, cá mực các loại và là nơi sinh đẻ, phát triển của các loại ấu trùng tôm hùm. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Viện Hải dương học, khu vực biển Bàn Than có 41 loài rong biển thuộc 25 giống, 15 họ, 3 ngành, trong đó xác định được 7 loài có giá trị kinh tế phân bố khá phổ biến; 168 loài thuộc 76 giống và 21 họ cá rạn san hô, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu; 2 trong 4 loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao là tôm Hùm đỏ và Hùm sỏi. Ngoài ra, tại khu vực này, cũng được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.