Luận văn trình bày quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về vấn đề đức tin và lý tính; nhằm khẳng định giá trị của vấn đề này. Mời các bạn tham khảo! | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN CÔNG LỰC ĐỨC TIN VÀ LÝ TÍNH TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60 22 03 01 Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Sơn Hoan Phản biện 1: . Lê Hữu Ái Phản biện 2: . Nguyễn Thế Tư Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Triết học họp tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 08 năm 2017 Có thể tìm thấy luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết học Tây Âu trung cổ hình thành trong khoảng từ thế kỷ V- XV, đây là thời kỳ tôn giáo và thần học lên ngôi thống trị đời sống tinh thần của con người trong xã hội. Tôn giáo và thần học buộc các hình thái ý thức xã hội khác phải phụ thuộc vào nó và tất cả các nội dung của pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học,.đều phải trình bày sao cho phù hợp với nội dung các học thuyết được nhà thờ thừa nhận. Do đó, khi bàn đến triết học Tây Âu trung cổ hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là thời kỳ tăm tối, không để lại gì nhiều cho lịch sử nhân loại về mặt khoa học, lẫn tư tưởng triết học. Triết học trở thành công cụ của thần học, chịu sự chi phối toàn diện của thần học ở tất cả các mặt như bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức và nhân sinh – xã hội, vv,. Triết học trung cổ không còn chức năng tìm kiếm, khám phá chân lý mà chỉ loanh quanh vấn đề đức tin và lý tính. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và những phát minh mới đầy táo bạo liên tiếp tạo ra các vấn đề khác buộc triết học và thần học phải giải quyết. Trong mối tương quan giữa con người với thế giới, với vũ trụ, với đồng loại và với Thượng Đế, thì vấn đề đức tin và lý tính luôn là đề tài nóng bỏng được đặt ra như một trong những vấn đề cấp bách nhất xuyên suốt chiều dài lịch sử tư tưởng nhân loại. Ngày nay, với sự phát triển của