Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành Du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện trong triết học, luận văn trình bày và luận giải thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất phương hướng và biện pháp để thực hiện tốt hơn vấn đề phát triển du lịch ở Đà Nẵng hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ VĂN BÌNH QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : LÊ HỮU ÁI Phản biện 1: TS. DƯƠNG ANH HOÀNG Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 6 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài . Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là công cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi chúng được khái quát, đúc kết, rút ra từ chính sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chính là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện. Quan điểm này đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của sự vật đó với các sự vật khác, coi chúng là cơ sở, căn cứ đầy đủ để nhận thức bản chất của sự vật. Quan điểm toàn diện giúp chúng ta tránh được sự nhận thức phiến diện, siêu hình về sự vật. . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành Công nghiệp - Dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành Nông nghiệp là một xu hướng tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trong các ngành Dịch vụ, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Được xem là một ngành công nghiệp không có ống khói, Du lịch đã khẳng định được vai trò của mình thông qua đóng góp ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
6    86    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.