Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn nông nghiệp phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội tại huyện Lệ Thủy-tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý CTRNN tại huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình và đề xuất biện pháp xử lý CTRNN phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Mời các bạn tham khảo! | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ NHO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng – Năm 2014 2 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ PHƯỚC CƯỜNG Phản biện 1: PGS. TS Bùi Tá Long Phản biện 2: TS. Phan Như Thúc Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 1 năm 2015. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân số khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Bình chiếm hơn 80% tổng số dân của tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng dân số tại khu vực nông thôn là sự gia tăng về khối lượng và tính chất độc hại của chất thải rắn đặc biệt đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), bao bì phân bón. Huyện Lệ Thủy là một huyện thuần nông, với lao động làm trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 62 % với tổng sản lượng lương thực năm 2013 là tấn. Do đó, lượng chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN) bao gồm chất thải rắn trồng trọt, chăn nuôi, bao bì thuốc BVTV là rất lớn nhưng không được thống kê trong tổng chất thải rắn của toàn huyện. Do phương thức canh tác còn nhỏ lẻ và phân tán nên chưa có phương án để thu gom và xử lý CTRNN một cách hợp lý. Người nông dân tự xử lý chất thải theo cách thức truyền thống như: đốt, chôn lấp hoặc thải bỏ trực tiếp ra môi trường. Điều này sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và đến sức khỏe của người dân. Vào thời điểm thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng nhằm mục đích tạo chất mùn để cải tạo đất mà không hề biết rằng hoạt động này gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là làm gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, tình trạng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.