Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng, chỉ ra xu hướng và nhân tố chủ yếu tác động đến nợ xấu và công tác hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2013. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ PHƯƠNG NHÃ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : TS. ĐOÀN GIA DŨNG Phản biện 1: PGS. TS. LÊ THẾ GIỚI Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MÙI Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 9 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm trong ba năm qua. Tình thế dường như khó khăn hơn khi hệ thống ngân hàng đang phải loay hoay với bài toán nợ xấu - thanh khoản - vốn vay. Nợ xấu lớn như hiện nay đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Khu vực Ngân hàng thương mại (NHTM) có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Sự hoạt động yếu kém, tỷ lệ nợ xấu lớn, nguy cơ dễ đổ vỡ của các NHTM làm giảm tính hiệu quả của cơ chế thị trường và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thực thi chính sách kinh tế vĩ mô. Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, là hiện tượng tự nhiên hợp với quy luật phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cung cấp vốn của các NHTM cho hoạt động kinh tế càng cao. Do đó, các nhà quản trị càng phải đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nhằm hạ thấp tỷ lệ nợ xấu và đạt đến một tỷ lệ lý tưởng cho hoạt động tín dụng. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh chung như vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn bộ hệ thống ngân hàng là xử lý nợ xấu và nghiên cứu đưa ra .