Cuốn sách Giai điệu bí ẩn và con người đã tạo ra vũ trụ của tác giả Trịnh Xuân Thuận - Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về lịch sử của vũ trụ. Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn sách tác giả đã dẫn dắt chúng ta lần theo hành trình của công cuộc khám phá vũ trụ với ngôn ngữ giản dị, trong sáng và giàu chất văn học. Đây là cuốn sách nằm trong top 100 cuốn sách về khoa học - kỹ thuật bán chạy trong tháng. . | V Cuốn sách về lịch sử vũ trụ Thời gian vũ trụ Bản hoàn chỉnh của cuốn lịch sử vũ trụ hiện còn chưa kết thúc. Rất nhiều trang sẽ còn phải xem xét và sửa chữa lại trong thời gian tới. Chỉ có những trang nói về thời kỳ hiện tại là còn có ít nhiều cơ may không phải sửa đổi. Sự bắt đầu của tác phẩm này mô tả sự sáng tạo ra vũ trụ và đoạn kết của nó xem xét về tương lai xa và cái chết cuối cùng của vũ trụ đều được dựa trên sự ngoại suy hết sức táo bạo các định luật vật lý hiện thời được đẩy tới mức cực đoan. Nhưng liệu các định luật vật lý có cưỡng lại sự xem xét như vậy hay không? Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết được điều đó, tuy nhiên, câu chuyện về Big Bang là một câu chuyện hay và rất đáng cho chúng ta kể lại. Như chúng ta đã thấy, thời gian trong vũ trụ kể từ Big Bang là có tính chất co giãn. Nó giãn ra hay co lại tùy thuộc vào chuyển động của người quan sát hoặc tùy thuộc vào lượng vật chất ở gần anh ta. Cuốn sách về lịch sử vũ trụ - 201 Cuốn sách lịch sử này sẽ lần ngược trở lại những sự kiện theo dòng thời gian. Nhưng trong vô số các thời gian khả dĩ đó, ta sẽ chọn thời gian nào? Để kể câu chuyện này, chúng ta sẽ chọn cái gọi là thời gian “vũ trụ”, tức là thời gian của một cá nhân được mang theo cùng với sự giãn nở của vũ trụ và thấy phần lớn các thiên hà đều đang chạy ra xa mình. Thời gian này thực tế là đồng nhất với thời gian của Trái đất, của Mặt trời hay của Ngân hà của chúng ta. Tất nhiên, ngoài chuyển động giãn nở, các thiên thể này còn tham gia vào một vũ điệu vũ trụ đầy phóng túng (xem ), nhưng những chuyển động này có tốc độ cực kỳ nhỏ so với vận tốc ánh sáng, nên sự biến dạng của thời gian là không đáng kể. Như vậy, một năm của thời gian vũ trụ cũng là thời gian mà Trái đất thực hiện được một vòng quay xung quanh Mặt trời. Những cư dân ở các thiên hà khác cũng sẽ đo cùng thời gian vũ trụ đó. Họ có thể đọc cuốn lịch sử vũ trụ của chúng ta mà không cần phải sửa đổi gì. Trong khi Jules lao hết tốc lực trên con tàu vũ trụ của mình và thấy các