Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thành phần loài thực vật thân gỗ là thức ăn của Voọc chà vá chân nâu tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển của thực vật thân gỗ thông qua vật hậu học (lá non, hoa, quả) trong sự tương quan với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, lượng mưa. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ LÊ ÂN NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ LÀ THỨC ĂN CỦA VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU (Pygathrix nemaeus) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THĂNG LONG Phản biện 1: . Nguyễn Lân Hùng Sơn Phản biện 2: TS. Vũ Thị Phương Anh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 12 năm 2015. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay các hoạt động nghiên cứu định lượng ĐDSH còn rất hạn chế áp dụng ở Việt Nam, trong khi đó chúng ta lại đang có rất nhiều các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững [9]. Việc thực hiện bảo tồn ở những nơi có độ ĐDSH cao, phong phú với các qui mô phù hợp là điều cần thiết. Và nghiên cứu các chỉ số sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật thân gỗ thông qua nghiên cứu vật hậu học là một hoạt động nghiên cứu thiết thực trong công tác đánh giá ĐDSH. Khu BTTN Sơn Trà là khu vực có tính ĐDSH cao với số lượng động, thực vật phong phú. Là nơi cư trú của quần thể Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) loài thuộc danh mục nhóm IB trong nghị định 32 NĐ-CP và Sách Đỏ Việt Nam. Nơi sống và nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là các loài thực vật thân gỗ cao, có nhiều tầng tán [1]. Vì vậy nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật này giúp cho công tác bảo tồn loài Voọc càng hiệu quả hơn. Gần đây tại khu BTTN Sơn Trà đã có một công trình nghiên cứu về các chỉ số ĐDSH. Và đã thu được những kết quả khả quan phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vật hậu học còn rất hạn chế. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn đó chúng tôi đề xuất