Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Hiện tượng phóng tác lịch sử trong sáng tác của Lan Khai

Đề tài "Hiện tượng phóng tác lịch sử trong sáng tác của Lan Khai" nghiên cứu về hiện tượng phóng tác lịch sử của Lan Khai thì chưa có một công trình chuyên biệt nào, có chăng một số nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở những đánh giá mang tính chất gợi mở trong các bài viết, công trình nghiên cứu về văn nghiệp Lan Khai. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ THU HÀ HIỆN TƯỢNG PHÓNG TÁC LỊCH SỬ TRONG SÁNG TÁC CỦA LAN KHAI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . NGUYỄN PHONG NAM Phản biện 1: TS. Cao Thị Xuân Phượng Phản biện 2: TS. Tôn Thất Dụng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lan Khai là một trong những “cây bút sung mãn” và xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. Với những thể nghiệm không ngừng trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Lan Khai đã đóng góp cho nền văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực văn học. Và ở lĩnh vực nào nhà văn cũng thể hiện được những năng lực sáng tạo riêng. Bên cạnh những sáng tác về miền rừng đã mang lại cho ông danh hiệu “Nhà văn đường rừng”, “Người mở đường vào thế giới sơn lâm” thì những sáng tác mang chủ đề lịch sử cũng góp phần làm nên dấu ấn của Lan Khai. Mảng sáng tác mang chủ đề lịch sử của Lan Khai khá phong phú gồm tiểu thuyết lịch sử và truyện ngắn lịch sử. Đương thời, Lan Khai cùng với Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, được xem là “ba cây bút lịch sử tiểu thuyết” nổi tiếng. Viết về lịch sử, Lan Khai không nhằm tái tạo diện mạo lịch sử dân tộc theo quan niệm “Lịch sử là sự tái sinh hoàn toàn của quá khứ” (Nichelet) mà nhà văn chỉ phóng tác lịch sử. Từ các yếu tố sử liệu (sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, không gian hoàn cảnh ), nhà văn tiến hành hư cấu, thêu dệt thêm bằng ý tưởng của mình, thậm chí chỉ mượn cái khung lịch sử để sáng tạo nên những tác phẩm văn học có giá trị, thể hiện những quan niệm mang chiều sâu tư tưởng về con người, về .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.