Ebook Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam

Ebook gồm hai phần chính: Phần 1 - Trình bày các phương pháp tính giá trị năng lượng thức ăn gia súc Việt nam cũng như phương pháp sử dụng số liệu để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm. Phần 2 - Trình bày các bảng số liệu về thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam. Mời các bạn tham khảo! | sinh trưởng tốt trong vụ đông, vừa là nguồn thức ăn gia súc, vừa là nguồn phân xanh quý. Trong điều kiện thâm canh, mỗi hecta bèo mỗi tháng cho 21-34 tấn chất xanh tương đương 1,9-2,9 tấn chất khô và 331- 838kg protein thô (tính bình quân trong bốn tháng vụ đông). Do hàm lượng nước của bèo chiếm tới 90 % cho nên cứ 14 -17 kg bèo dâu tươi mới thu được 1 kg bột bèo khô. Bột bèo khô có hàm lượng protein thô biến động từ 19-26 % (tính theo vật chất khô) hàm lượng protein của bột bèo dâu không thua kém bột cỏ alfalfa, ngoài ra hàm lượng xơ còn thấp hơn. Tuỳ theo kỹ thuật phơi sấy hàm lượng caroten của bột bèo dâu đạt từ 90-200 mg trong 1 kg bột. Hàm lượng xantofil cũng đạt mức 155-183 mg/kg bột. Do giàu prôtein, carôten và hàm lượng xơ thấp, bột bèo dâu thuộc loại bột xanh đạt cấp I theo tiêu chuẩn của Anh( 1974). Bèo dâu chứa rất nhiều loại nguyên tố khoáng như Canxi, Phốt pho, Kali, Natri, Magie, Lưu huỳnh, Clo, Silic, Nhôm, sắt, mangan, đồng, kẽm, đáng lưu ý là hàm lượng mangan và kẽm rất cao (Mn: 66 - 2944 ppm; Zn: 26 - 899 ppm). Hàm lượng lizin và methionin của bèo dâu không thua kém đậu tương (tính theo hàm lượng protein) và cao hơn cỏ alfalfa.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    75    2    03-07-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.