Đề xuất biện pháp phát huy vai trò của thư viện Đại học số ở Việt Nam

Bài viết tập hợp các định nghĩa về thư viện số, thư viện điện tử, thư viện ảo,. đưa ra các biện pháp cũng như cách thức thực hiện, triển khai nhằm phát huy vai trò các thư viện số ở Việt Nam. | ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC SỐ Ở VIỆT NAM TS. Lê Văn Viết* Tóm tắt: Tập hợp các định nghĩa về Thư viện số, thư viện điện tử, thư viện ảo,. đưa ra các biện pháp cũng như cách thức thực hiện, triển khai nhằm phát huy vai trò các thư viện số ở Việt Nam. Từ khóa: Thư viện số; Vốn tài liệu số; Khai thác tài liệu số 1. Xác định thư viện số Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về thư viện số. Nhưng định nghĩa này ngày càng chuẩn xác hơn. Thời kỳ những năm 1990, phần lớn người làm công tác thông tin – thư viện nước ta biết về các khái niệm này thông qua bài viết của Philip Berker Thư viện điện tử - hình ảnh của tương lai. Trong bài viết này ông đưa ra 4 loại hình thư viện: thư viện đa phương tiện; thư viện điện tử; thư viện số; thư viện ảo [1]. Nghĩa là thư viện điện tử khác với thư viện số. Các khái niệm này cùng với nội hàm của chúng do Berker đưa ra chưa thật sự thuyết phục nên dẫn đến tình trạng là có nhiều cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn, theo ThS. Nguyễn Minh Hiệp, trong Từ điển khoa học thông tin - thư viện của Joan M. Reitz, đã đưa ra định nghĩa thư viện số như sau: thư viện số là một thư viện trong đó ngoài tài liệu in ấn và tài liệu dạng thu nhỏ (vi phẩm), có phục vụ bạn đọc một tỷ lệ quan trọng tài nguyên dạng máy đọc được truy cập qua máy tính được gọi là tài nguyên số [5]. Định nghĩa này nếu xét theo quan niệm của Philip Berker thì tương đương với thư viện điện tử. Nghĩa là Joan M. Reitz đã đặt dấu bằng giữa thư viện điện tử và thư viện số (thư viện điện tử/thư viện số). Tất nhiên, còn có nhiều quan điểm khác nữa nên vào cuối thập niên 1990, ông Vũ văn Sơn đã đưa ra nhận định: thư viện điện tử là một khái niệm chưa được định nghĩa thống nhất và còn nhiều tranh luận, đôi khi dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm "Thư viện không biên giới", "Thư viện được nối mạng", "Thư viện số", "Thư viện ảo", "Thư viện tin học hoá", "Thư viện đa phương tiện", "Thư viện lôgic", "Thư viện văn phòng" [8]. Tuy vậy, khoa học ngày .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    74    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.