Bài viết trình bày vai trò của thư viện số và tìm hiểu chính sách phát triển thư viện số ở một số nước trên thế giới và Việt Nam nhận thấy thực trạng phát triển tài nguyên số và từ đó đề xuất một số giải pháp cho Trung tâm Thông tin–Thư viện, ĐHQGHN. | CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN SỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Ở TRUNG TÂM TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trần Thị Thanh Nga * Tóm tắt: Trình bày vai trò của thư viện số. Tìm hiểu chính sách phát triển thư viện số ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Thực trạng phát triển Tài nguyên số, chính sách truy cập ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN và đề xuất một số giải pháp. Từ khóa: Thư viện số; Tài nguyên số; Chính sách truy cập 1. Vai trò của thư viện số Có thể nói thư viện số là xu hướng tất yếu trong hoạt động của các thư viện ngày nay khi mà mạng Internet và các thiết bị truyền thông trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người dùng tin giờ đây có thể tiếp cận với thư viện số, tài liệu số mọi lúc, mọi nơi một cách không giới hạn. Hầu hết các thư viện lớn trên thế giới đều có các chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển thư viện số, thư viện điện tử trên nền công nghệ web , . Văn hóa đọc và ngành xuất bản cũng dần thay đổi với sự xuất hiện của sách điện tử, các xuất bản phẩm điện tử. Thư viện số có những ưu điểm nổi bật bao gồm: - Thư viện số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu và không bị giới hạn về không gian, thời gian. - Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao: một thư viện số hay một tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. - Tiết kiệm thời gian và kinh phí: thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và cho người dùng tin tra cứu thông tin dễ dàng thuận tiện. - Tài liệu số hóa là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. 2. Xây dựng và phát triển thư viện số của một số nhà xuất bản và quốc gia Trên thế giới đã có nhiều tổ chức tiến hành số hoá tài liệu để phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học như: Hệ thống sách điện tử Ebrary, hệ thống tài nguyên điện tử của ProQuest .