Bài viết "Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc sinh viên các trường đại học" cho thấy thực trạng văn hóa đọc và sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc trong trường từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên. | MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy người học làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trường đại học phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó vấn đề hiện đại hóa hoạt động thông tin, thư viện, phát triển văn hóa đọc được đặc biệt quan tâm vì đây là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trong bài viết này, qua phân tích thực trạng văn hóa đọc trong các trường đại học, chúng tôi đề xuất những giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 1. Sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc trong trường đại học . Văn hóa đọc Thuật ngữ văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào trong các bộ từ điển. Trong xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, sách báo, tài liệu và các vật mang tin tăng theo cấp số mũ, ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, do đó việc đọc ngày nay không chỉ giữ ở phương thức đọc truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu về đề tài này và đưa ra các khái niệm về thuật ngữ văn hóa đọc. Theo Thạc sĩ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ “văn hóa đọc” là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà