Các nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đầm Thị Nại hiện nay chủ yếu là từ sinh hoạt dân cư. Chất thải này cùng với vật chất từ sông Kôn đã gây ra tình trạng ưu dưỡng với nồng độ các muối dinh dưỡng (đặc biệt là ammonia, nitrate và phosphate), chất hữu cơ cao và nồng độ oxy hòa tan tương đối thấp trong khu vực từ đỉnh đầm đến cồn Chim. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 4. Tr 35 - 46 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI ðẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC ðẦM THỊ NẠI LÊ THỊ VINH, NGUYỄN THỊ THANH THỦY Viện Hải dương học Tóm tắt: Các nguồn thải ảnh hưởng ñến chất lượng môi trường ñầm Thị Nại hiện nay chủ yếu là từ sinh hoạt dân cư. Chất thải này cùng với vật chất từ sông Kôn ñã gây ra tình trạng ưu dưỡng với nồng ñộ các muối dinh dưỡng (ñặc biệt là ammonia, nitrate và phosphate), chất hữu cơ cao và nồng ñộ oxy hòa tan tương ñối thấp trong khu vực từ ñỉnh ñầm ñến cồn Chim. ðặc biệt mật ñộ vi sinh gây bệnh, nhất là coliform, ñã ở mức rất cao trong toàn ñầm. Ở khu vực Tây Nam ñầm nước thải từ sinh hoạt dân cư và chế biến thủy sản với nồng ñộ các chất dinh dưỡng, hữu cơ cao, nhu cầu oxy lớn và ñặc biệt là mật ñộ vi khuẩn cũng rất cao chỉ có tác ñộng ñáng kể ñối với khu vực tiếp nhận. Hoạt ñộng nuôi trồng thủy sản (NTTS) xung quanh ñầm cũng làm gia tăng nhu cầu oxy, nồng ñộ của các chất dinh dưỡng (ñặc biệt là các hợp chất chứa phospho) và mật ñộ vi sinh. I. MỞ ðẦU ðầm Thị Nại là ñầm lớn thứ hai trong số các ñầm phá ở Việt Nam sau hệ ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai và có tiềm năng to lớn về nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hai hoạt ñộng này ñã và ñang là kế sinh nhai của hàng ngàn hộ dân quanh ñầm, góp phần ñáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của ñịa phương. Việc gia tăng khai thác nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt cùng với việc ñầm phải tiếp nhận các chất thải từ sinh hoạt dân cư, công nghiệp và các nguồn vật chất từ tự nhiên bởi 2 con sông Kôn và Hà Thanh ñã làm phát sinh một số vấn ñề về môi trường. Vào mùa khô, khu vực ñỉnh ñầm Thị Nại ñã rơi vào tình trạng ưu dưỡng kèm theo nồng ñộ oxy hòa tan khá thấp. Bên cạnh ñó, mật ñộ vi sinh gây bệnh cũng rất lớn, nồng ñộ Fe cũng cao trong toàn ñầm vào cả 2 mùa mưa (11/2008) và mùa khô (4/2009) (Lê Thị Vinh và Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2009). Bài báo này ñã xem xét tác ñộng của các nguồn thải từ hoạt ñộng con người ñối với môi trường ñầm Thị Nại. ðây là