Trên cơ sở đó, bài báo này trình bày kết quả xác định thứ tự ưu tiên cho các vấn đề quản lý tổng hợp đới bờ biển Việt Nam và bốn vùng bờ biển (coastal area) là: Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ. Đồng thời đã thử nghiệm xác định ưu tiên trong ba phân kỳ quản lý 2011 – 2015, 2016-2020 và 2021-2025 cho hệ thống ba cấp quản lý: toàn đới bờ biển, vùng bờ biển Bắc Bộ và khu vực thành phố Hải Phòng. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12 (2012). Số 1. Tr 1 - 9 NHỮNG VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ BIỂN VIỆT NAM TRẦN ĐỨC THẠNH Viện Tài nguyên và Môi trường biển Tóm tắt: Các vấn đề ưu tiên đối với quản lý tổng hợp đới bờ biển (coastal zone) Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá hệ thống các tài liệu về điều kiện tự nhiên và các hệ sinh thái; hiện trạng và xu thế diễn biến tài nguyên, môi trường; hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội; các quan điểm về tính chiến lược, tính tổng hợp, tính thích ứng, tính cấp bách của các vấn đề quản lý; cũng như sử dụng các phương pháp phân tích dẫn xuất, phân tích tổ hợp theo hệ thống không gian và thời gian, xây dựng ma trận và tính điểm trọng số. Trên cơ sở đó, bài báo này trình bày kết quả xác định thứ tự ưu tiên cho các vấn đề quản lý tổng hợp đới bờ biển Việt Nam và bốn vùng bờ biển (coastal area) là: Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ. Đồng thời đã thử nghiệm xác định ưu tiên trong ba phân kỳ quản lý 2011 – 2015, 2016-2020 và 2021-2025 cho hệ thống ba cấp quản lý: toàn đới bờ biển, vùng bờ biển Bắc Bộ và khu vực thành phố Hải Phòng. I. MỞ ĐẦU Quản lý tổng hợp (QLTH) vùng bờ biển (VBB) là một quá trình phát triển liên tục nhằm đạt được sự phát triển bền vững, bao gồm đánh giá toàn diện, xây dựng mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống ven bờ biển và tài nguyên – môi trường, có xét đến các yếu tố truyền thống, văn hoá, lịch sử và mâu thuẫn lợi ích sử dụng [2,5,10]. QLTH quan tâm đến bảo vệ tài nguyên và môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giảm thiểu ô nhiễm, dung hòa mâu thuẫn lợi ích và phát triển bền vững [1,3]. Dải bờ biển Việt Nam có tài nguyên phong phú và đa dạng cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như giao thông - cảng, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, khai khoáng, nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp,.[8]. Đây cũng là nơi tập trung dân cư và có mật độ dân số cao, nhiều đô thị lớn nằm gần biển hoặc sát biển và tốc độ đô .