Nghiên cứu được thực hiện tại 5 đảo (Trường Sa, Sinh Tồn, Thuyền Chài, Đá Đông và Đá Tây) thuộc Quần đảo Trường Sa (QĐTS) từ 25/12/2007 đến 15/01/2008. Tổng số 114 mẫu thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) và động vật đáy (ĐVĐ) được thu tại 22 trạm. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12 (2012). Số 1. Tr 43 - 56 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỨC ĂN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ NGHỀ NUÔI HẢI SẢN Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA NGUYỄN MINH NIÊN, TRẦN KIM HẰNG Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH Trường Trung học Thủy sản NGÔ XUÂN QUẢNG Viện Sinh học Nhiệt đới Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại 5 đảo (Trường Sa, Sinh Tồn, Thuyền Chài, Đá Đông và Đá Tây) thuộc Quần đảo Trường Sa (QĐTS) từ 25/12/2007 đến 15/01/2008. Tổng số 114 mẫu thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) và động vật đáy (ĐVĐ) được thu tại 22 trạm. Mẫu được cố định bằng formol 4% và được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và Viện Sinh học Nhiệt đới theo các phương pháp truyền thống. Kết quả ghi nhận 112 loài TVPD ở QĐTS với mật độ trung bình là tb/m3, trong đó ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm 76,79%. ĐVPD có 81 loài với mật độ trung bình là con/m3, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) có thành phần loài và mật độ vượt xa các loài khác. ĐVĐ có 51 loài, trong đó các loài thuộc lớp chân đầu (Gastropoda) chiếm 52,94%. Tuy nhiên, số lượng và sinh khối của ĐVĐ thấp, tương ứng là 20 – 260 con/m2 và 0,1982 – 1,2511 g/m2. Các loài là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá chiếm số lượng lớn. Các đảo Trường Sa, Sinh Tồn và Thuyền Chài phù hợp cho nuôi hải sản. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quần đảo Trường Sa (QĐTS) gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410,000 km² ở giữa biển Đông có đường bờ biển 926 km, có tọa độ 8 o38′ vĩ độ Bắc và 111o55′ kinh độ Đông [19] thuộc chủ quyền của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Do ở xa đất liền, thời tiết không thuận lợi vào nhiều tháng trong năm và việc đi lại khó khăn nên các nghiên cứu về cơ sở thức ăn tự nhiên tại QĐTS được thực hiện chưa nhiều. Từ 1979, trong Chương trình hợp tác Việt Xô (1979-1985) có thu thập tài liệu về sinh vật phù du (SVPD). Tháng 4/1996, khảo sát liên hợp Việt Nam – Philippin (VN-RP .