Thành phần, mật độ và sự phân bố trứng cá và cá bột vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Kết quả của bài báo là một phần nội dung của nhiệm vụ độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” do Viện Hải dương học chủ trì giai đoạn 2008-2010. Kết quả hai chuyến khảo sát vào mùa mưa (11/2008) và mùa khô (4/2009) với 18 trạm thu mẫu ở đầm Thị Nại đã thu được trứng và cá bột. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12 (2012). Số 1. Tr 77 - 86 THÀNH PHẦN, MẬT ĐỘ VÀ SỰ PHÂN BỐ TRỨNG CÁ VÀ CÁ BỘT VÙNG ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH VÕ VĂN QUANG, TRẦN THỊ LÊ VÂN, NGUYỄN THỊ THANH THỦY Viện Hải dương học Tóm tắt: Kết quả của bài báo là một phần nội dung của nhiệm vụ độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” do Viện Hải dương học chủ trì giai đoạn 2008-2010. Kết quả hai chuyến khảo sát vào mùa mưa (11/2008) và mùa khô (4/2009) với 18 trạm thu mẫu ở đầm Thị Nại đã thu được trứng và cá bột. Mật độ trung bình vào mùa mưa (11/2008) là 3,58 trứng và 49,34 cá bột/100m3; vào mùa khô (4/2009) là 951,38 trứng và 75,54 cá bột/100m3, cao hơn nhiều so với mùa mưa. Có sự khác biệt rõ nét về mật độ trứng cá và cá bột giữa các khu vực nghiên cứu và thời gian khảo sát. Vùng tập trung của trứng cá và cá bột là xung quanh cồn Chim ở giữa đầm và khu vực gần cửa đầm; mùa khô (4/2009) có nhiều loài cá đẻ hơn so với mùa mưa (11/2008). Thành phần trứng cá và cá bột gồm 30 họ thuộc 10 bộ, trong đó trứng cá thuộc họ cá mối (Synodontidae), giống cá cơm trổng (Stolephorus), cá cơm (Encrasicholina) và họ cá trích (Clupeidae) là xác định được, chiếm 13%, riêng họ cá mối chiếm 12,5%. Cá bột có 29 họ, họ cá bống (Gobiidae) chiếm ưu thế 81,58%, tiếp theo là họ cá trích (Clupeidae) chiếm 4,08%, họ cá lon (Blennidae) chiếm 3,68%, giống cá sơn biển (Ambasis sp) chiếm 1,35%. Các họ cá khác mỗi loại chiếm tỉ lệ dưới 1%. I. MỞ ĐẦU Đầm Thị Nại nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, hai huyện Tuy Phước và Phù Cát của tỉnh Bình Định, với diện tích ha lúc triều lên, có các hệ sinh thái đặc trưng như rừng ngập mặn, cỏ biển, nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, đầm Thị Nại đóng vai trò quan trọng trong nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của hàng trăm hộ dân ven đầm. Do đó, điều tra nghiên cứu nguồn lợi sinh vật trong đầm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.