Ba xung đột môi trường đã được nhận dạng và phân tích chi tiết cho khu vực biển ven bờ Hải Phòng. Đó là xung đột giữa phát triển cảng (bao gồm cả việc mở rộng cảng Hải Phòng và xây dựng cảng mới Lạch Huyện) và bảo vệ đa dạng sinh học; xung đột giữa phát triển công nghịêp và bảo vệ môi trường ở Hải Phòng và xung đột giữa phát triển du lịch ở Cát Bà (Hải Phòng) với bảo vệ môi trường. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 46 - 56 PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỜ BIỂN HẢI PHÒNG CAO THỊ THU TRANG, TRẦN ĐÌNH LÂN DƯƠNG THANH NGHỊ, ĐỖ THỊ THU HƯƠNG Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Tóm tắt: Ba xung đột môi trường đã được nhận dạng và phân tích chi tiết cho khu vực biển ven bờ Hải Phòng. Đó là xung đột giữa phát triển cảng (bao gồm cả việc mở rộng cảng Hải Phòng và xây dựng cảng mới Lạch Huyện) và bảo vệ đa dạng sinh học; xung đột giữa phát triển công nghịêp và bảo vệ môi trường ở Hải Phòng và xung đột giữa phát triển du lịch ở Cát Bà (Hải Phòng) với bảo vệ môi trường. Tất cả các xung đột này đều thuộc loại xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Về loại, các xung đột này đều kéo dài và liên quan đến thay đổi về tài nguyên; trường hợp xung đột giữa phát triển cảng, phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Hải Phòng là những xung đột được dự báo trước; về giai đoạn của xung đột, hầu hết các xung đột này đang ở giai đoạn hình thành xung đột và đã có sự quản lý xung đột. Về cấp bậc, xung độ giữa phát triển cảng và bảo vệ đa dạng sinh học là khẩn cấp, xung đột giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường là nghiêm trọng và xung đột còn lại là có thời hạn. I. MỞ ĐẦU Vùng bờ biển là nơi có nhiều hoạt động kinh tế sôi động như du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cảng, công nghiệp, nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển thiếu kiểm soát và quy hoạch đã dẫn đến những xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT), đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, Hải Phòng là một trong hai điểm được chọn nghiên cứu thí điểm để xác định các xung đột môi trường (dự án SECOA, 2010 - 2013). Các xung đột có thể có trong khu vực này đã được xác định bao gồm mâu thuẫn giữa mở rộng và phát triển cảng với nuôi trồng thuỷ sản, giữa dân và chính quyền địa phương khi lựa chọn khu chôn lấp rác thải rắn, giữa phát triển nghề cá và du lịch, giữa phát triển cảng mới Lạch Huyện và bảo vệ đa dạng sinh