Đặc điểm dòng chảy vùng biển Khánh Hòa trong mùa gió mùa Tây Nam năm 2010

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc điểm biến động dòng chảy tổng hợp theo không gian, thời gian tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa dựa vào tài liệu khảo sát tháng 7 - 8/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng chảy trong thời kỳ này chủ yếu hướng Bắc, tốc độ dòng chảy giảm dần theo độ sâu và từ Nam lên Bắc. Tốc độ dòng chảy cực đại hơn 106cm/s. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 57 - 66 ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA TRONG MÙA GIÓ MÙA TÂY NAM NĂM 2010 PHẠM SỸ HOÀN, NGUYỄN KIM VINH Viện Hải dương học Nha Trang Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc điểm biến động dòng chảy tổng hợp theo không gian, thời gian tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa dựa vào tài liệu khảo sát tháng 7 - 8/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng chảy trong thời kỳ này chủ yếu hướng Bắc, tốc độ dòng chảy giảm dần theo độ sâu và từ Nam lên Bắc. Tốc độ dòng chảy cực đại hơn 106cm/s. Dòng chảy chủ yếu vẫn là dòng triều, dòng lưu dư khoảng 3,9cm/s, hướng Tây Bắc. Những đặc điểm này cho thấy sự phù hợp với các nghiên cứu trước đây về hoàn lưu của vùng nước trồi mạnh Nam Trung bộ. Ngoài ra, đã phát hiện thêm một đặc điểm mới về cấu trúc dòng chảy trong khu vực, đó là dòng hướng Đông theo sườn lục địa phía ngoài vịnh Nha Trang, tốc độ dao động từ 10cm/s đến 26cm/s. I. MỞ ĐẦU Dòng chảy trong vùng biển ven bờ là tổng hợp của dòng do gió, triều và chịu ảnh hưởng của điều kiện địa phương (địa hình, dòng sông đổ ra ). Bản thân các thành phần này liên tục biến đổi theo không gian, thời gian dẫn đến bức tranh dòng chảy tổng hợp cũng luôn biến đổi theo thời gian, không gian. Do đó, các đo đạc, khảo sát, nghiên cứu mới và chi tiết hơn về cấu trúc dòng chảy và các đặc điểm của nó vẫn rất cần thiết cho khoa học và thực tiễn. Các đo đạc, nghiên cứu về dòng chảy nói riêng, thủy động lực học nói chung ở vùng biển Khánh Hòa đã được quan tâm từ những năm Sáu mươi của thế kỷ 20 và chủ yếu do Hải học viện Nha Trang (nay là Viện Hải dương học) thực hiện. Ban đầu là các kết quả đo đạc nhiệt độ - độ muối, dòng chảy khu vực cảng Nha Trang. Trong giai đoạn này cũng ghi nhận một công trình quy mô và vẫn còn nhiều giá trị cho đến ngày nay là chuyến điều tra thuộc chương trình NAGA (1961) [8] về nghiên cứu Biển Đông. Kết quả của công trình này đã cho thấy bộ phận dòng cường hóa ven bờ Tây Biển Đông (tốc độ dòng chảy lớn,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    94    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.