Phân bố trứng cá và cá bột của loài cá cơm sọc xanh cho thấy sự khác nhau giữa các tháng 7/2003, 4/2004, 7/2004 và 3/2005 ở vùng nước trồi phía Nam Việt Nam. Quá trình nước trồi đã tác động đến sinh sản của cá cơm sọc xanh, biểu hiện là mật độ trứng cao trong thời kỳ nước trồi hoạt động (tháng 6 - 8). Trứng cá của cá cơm sọc xanh phong phú trong tất cả các tháng thu mẫu nhưng cao nhất vào tháng 7 năm 2003 và 2004. Mật độ cao của trứng cá nằm ở các trạm ven bờ (trạm 41, 42, 51, 52, 62, và 63). | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 52 - 61 PHÂN BỐ VÀ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CỦA TRỨNG CÁ VÀ CÁ BỘT CỦA LOÀI CÁ CƠM SỌC XANH (Encrasicholina punctifer) Ở VÙNG NƯỚC TRỒI NAM TRUNG BỘ, VIỆT NAM VÕ VĂN QUANG, TRẦN VĂN CHUNG Viện Hải dương học Nha Trang Tóm tắt: Phân bố trứng cá và cá bột của loài cá cơm sọc xanh cho thấy sự khác nhau giữa các tháng 7/2003, 4/2004, 7/2004 và 3/2005 ở vùng nước trồi phía Nam Việt Nam. Quá trình nước trồi đã tác động đến sinh sản của cá cơm sọc xanh, biểu hiện là mật độ trứng cao trong thời kỳ nước trồi hoạt động (tháng 6 - 8). Trứng cá của cá cơm sọc xanh phong phú trong tất cả các tháng thu mẫu nhưng cao nhất vào tháng 7 năm 2003 và 2004. Mật độ cao của trứng cá nằm ở các trạm ven bờ (trạm 41, 42, 51, 52, 62, và 63). Quá trình nước trồi đã kích thích đến loài cá cơm sọc xanh đẻ, điển hình mật độ trứng vào tháng 7 8 cao hơn tháng 3 - 4. Sự phân bố của cá bột không đồng nhất với vùng phân bố trứng cá, chứng tỏ có sự tác động của dòng chảy qua quá trình khuếch tán, vận chuyển và đưa cá bột đến khu vực ven bờ (các đảo và vịnh) nơi ương dưỡng thuận lợi cho cá con trong quá trình bổ sung cho quần thể cá cơm sọc xanh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều đàn cá biển được cho là có quan hệ với suốt giai đoạn ấu thể phù du của chúng, đó là những cá thể cá bột và cá con phân tán từ bãi đẻ đến các bãi ương dưỡng [3]. Dấu hiệu của quá trình này được Hjor [1] ghi nhận bằng những thay đổi độ phong phú các đàn cá liên quan rất lớn từ tỉ lệ sống của nhóm cá mới được sinh ra trong năm mà trước khi chúng bổ sung cho quần đàn và bắt đầu được khai thác. Ông cũng đề xuất rằng (1) Sự vận chuyển đến bãi ương dưỡng từ bãi đẻ và (2) phần lớn cá bột bị chết do thiếu thức ăn khi chúng bắt đầu bắt mồi là những nguyên nhân tiềm tàng cho sự khác nhau mức độ phong phú các đàn cá trong các năm. Cơ chế sự vận chuyến, sự lưu giữ nguồn giống và mùa vụ sinh sản đã được ứng dụng và trở nên quan trọng đối với nghiên cứu cá biển, nó được đề cập trong nhiều tài liệu. Cơ