Nguồn giống tôm, cá vùng nước ven các đảo thuộc quần đảo Trường Sa

Nằm trong vùng biển nhiệt đới là một trong những trung tâm đa dạng sinh học và phát sinh các loài thuộc vùng địa động vật Ấn Độ - Thái Bình Dương, nên quần xã sinh vật vùng biển và ven các đảo Trường Sa có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát tán nguồn giống các loài sinh vật thuỷ sinh cho các vùng biển lân cận. Tuy nhiên do điều kiện địa lý xa cách, nên những nghiên cứu về sinh vật phù du nói chung và nguồn giống các loại động vật thuỷ sản như tôm, cua, cá và thân mềm nói riêng ở vùng nước quanh các đảo vùng biển Trường Sa còn rất hạn chế. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 80 - 87 NGUỒN GIỐNG TÔM, CÁ VÙNG NƯỚC VEN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA NGUYỄN THỊ THU, TRẦN MẠNH HÀ Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Tóm tắt: Nằm trong vùng biển nhiệt đới là một trong những trung tâm đa dạng sinh học và phát sinh các loài thuộc vùng địa động vật Ấn Độ - Thái Bình Dương, nên quần xã sinh vật vùng biển và ven các đảo Trường Sa có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát tán nguồn giống các loài sinh vật thuỷ sinh cho các vùng biển lân cận. Tuy nhiên do điều kiện địa lý xa cách, nên những nghiên cứu về sinh vật phù du nói chung và nguồn giống các loại động vật thuỷ sản như tôm, cua, cá và thân mềm nói riêng ở vùng nước quanh các đảo vùng biển Trường Sa còn rất hạn chế. Kết quả trong bài báo thống kê từ kết quả khi thu mẫu các loại ấu trùng tôm, cá trên 3 - 7 mặt cắt (mỗi mặt cắt 2 trạm) thuộc 9 đảo tại quần đảo Trường Sa trong năm 2007 - 2008 do đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các khu bảo tồn biển quần đảo Trường Sa tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần nguồn giống gồm 46 taxon là ấu trùng các giai đoạn của tôm, cua, cá và thân mềm. Trong đó có 26 taxon là ấu trùng cá, 16 taxon là ấu trùng tôm, 5 taxon ấu trùng cua và thân mềm. Hầu hết đều là các loại cá, tôm có giá trị kinh tế và chỉ thị tốt cho rạn san hô (RSH) như: Labridae, Scaridae, Nemipteridae, Nephridae, Palinuridae. Kết quả cũng xác định khu vực quanh đảo Trường Sa lớn, Nam Yết và Đá Nam thành phần nguồn giống đa dạng nhất với 18 - 31 đơn vị taxon. Mật độ trung bình của ấu trùng tôm, cá khá cao tới hơn 300 con/100m3, cao hơn một số khu vực ven các đảo gần bờ và có sự tập trung mật độ cao nhất tại các nơi có RSH phát triển tốt nhất. I. MỞ ĐẦU Chúng ta đã biết vai trò của các hệ sinh thái như RSH, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn (RNM) gần như một chiếc nôi ương ấp, dự trữ tiềm năng nguồn lợi sinh vật cho cả vùng biển ven bờ và đại dương. Cho nên nghiên cứu số lượng cá thể và thành phần của các loài động

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.