Ảnh hưởng của gió bề mặt đến phân bố độ mặn và hoàn lưu vùng ven bờ châu thổ sông Hồng

Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình vật lý - thủy động lực cho vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Đây là mô hình phát triển với mã nguồn mở COHERENS - một mô hình 3 chiều có thể áp dùng cho vùng ven bờ và thềm lục địa dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Các kết quả tính toán với 10 kịch bản khác nhau đã cho thấy vai trò của điều kiện gió kết hợp với thủy triều và tải lượng nước sông đến phân bố độ mặn và hoàn lưu ven bờ ở khu vực này. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 1; 2013: 12-20 ISSN: 1859-3097 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ BỀ MẶT ĐẾN PHÂN BỐ ĐỘ MẶN VÀ HOÀN LƯU VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG Vũ Duy Vĩnh1, Katrijn Baetens2, Patrick Luyten2, Trần Anh Tú1, Nguyễn Thị Kim Anh1 1 Viện Tài nguyên và Môi trường Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Ban Điều hành Mô hình toán Biển Bắc, Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ Địa chỉ: Vũ Duy Vĩnh, Viện Tài ngyên và Môi trường Biển, 246 Đà Nẵng, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam. E-mail: vinhvd@ Ngày nhận bài: 20-6-2012 TÓM TẮT Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình vật lý - thủy động lực cho vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Đây là mô hình phát triển với mã nguồn mở COHERENS - một mô hình 3 chiều có thể áp dùng cho vùng ven bờ và thềm lục địa dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Các kết quả tính toán với 10 kịch bản khác nhau đã cho thấy vai trò của điều kiện gió kết hợp với thủy triều và tải lượng nước sông đến phân bố độ mặn và hoàn lưu ven bờ ở khu vực này. Theo đó trường gió trong mùa khô làm tăng cường vận tốc dòng chảy dư xuống phía Tây Nam, tăng sự xâm nhập mặn vào vùng ven bờ và gradient độ mặn theo phương thẳng đứng. Trong khi đó vào mùa mưa, trường gió làm tăng cường sự vận chuyển khối nước từ sông ra phía ngoài, tăng phạm vi ảnh hưởng của khối nước sông ở lớp nước bề mặt và ảnh hưởng của nước biển ở tầng đáy vào vùng ven bờ. MỞ ĐẦU Vùng ven bờ châu thổ sông Hồng (CTSH) có một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Với vị trí thuận lợi trong mối quan hệ với tam giác phát triển Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh và nguồn tài nguyên biển phong phú, khu vực này trở thành một trong những nơi phát triển kinh tế năng động ở nước ta. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội đã và đang gây ra những sức ép lớn đối với môi trường tự nhiên tại khu vực này [17]. Nghiên cứu về môi trường biển ở khu vực này đã được thực hiện từ nhiều góc độ khác

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    71    1    04-05-2024
7    62    2    04-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.