Trong nghiên cứu này, đã áp dụng phương pháp, mô hình mới minh giải nguồn tài liệu trọng lực hiện có trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp lọc trường theo tần số, phương pháp gradient ngang, gradient ngang trọng lực cực đại được sử dụng để xác định vị trí cũng như là đặc điểm cấu trúc của hệ thống các đứt gãy chính trên thềm lục địa Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam. Đồng thời tìm ra bằng chứng trọng lực làm sáng tỏ vấn đề có tồn tại hay không tồn tại đứt gãy được gọi là “Thuận Hải - Minh Hải” | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 234-240 ISSN: 1859-3097 BẰNG CHỨNG TRỌNG LỰC VỀ ĐỨT GÃY THUẬN HẢI MINH HẢI VÀ HỆ THỐNG ĐỨT GÃY TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM TRUNG BỘ VÀ NAM VIỆT NAM Trần Tuấn Dũng Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam E-mail: trantuandung@ Ngày nhận bài: 4-1-2013 TÓM TẮT: Thềm lục địa phía Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam là khu vực có các điều kiện địa chất đa dạng và phức tạp. Mặc dù đã được điều tra khảo sát trong nhiều năm qua, nhưng đặc điểm hệ thống các đứt gãy vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu một cách chi tiết và làm sáng tỏ hơn. Trong nghiên cứu này, đã áp dụng phương pháp, mô hình mới minh giải nguồn tài liệu trọng lực hiện có trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp lọc trường theo tần số, phương pháp gradient ngang, gradient ngang trọng lực cực đại được sử dụng để xác định vị trí cũng như là đặc điểm cấu trúc của hệ thống các đứt gãy chính trên thềm lục địa Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam. Đồng thời tìm ra bằng chứng trọng lực làm sáng tỏ vấn đề có tồn tại hay không tồn tại đứt gãy được gọi là “Thuận Hải - Minh Hải”. Từ khóa: Nam và Nam Trung Bộ, Đứt gãy Thuận Hải-Minh Hải, Trọng lực GIỚI THIỆU CHUNG Hình thái cấu trúc hệ thống các đứt gãy, các đới nâng hạ trong móng trên khu vực Biển Đông nói chung và trên thềm lục địa Nam - Đông Nam nói riêng cho đến nay vẫn là một vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Các kết quả nghiên cứu đạt được là hết sức đa dạng và phong phú, chúng được đề cập đến trong một loạt công trình nghiên cứu của Bùi Công Quế, Nguyễn Đình Xuyên, Cao Đình Triều, Phùng Văn Phách, Nguyễn Trọng Tín, Trần Tuấn Dũng. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài, tiêu biểu có thể kể đến như Hayes và Taylor, P. Tapponnier, A. Briais và nnk, Kulinic , Wujimin, Lieng Dehua, Rangin, Watkins, Hinz và , .