Dựa trên các số liệu khảo sát và thu thập về khí tượng - thủy văn, chất lượng nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế đã mô phỏng trường thủy động lực và lan truyền chất ô nhiễm trong đầm phá sử dụng mô hình Delft-3D. Các kết quả mô phỏng cho thấy dòng chảy trong đầm phá có giá trị lớn nhất tại khu vực cửa Thuận An, vào mùa mưa đạt đến 1,0- 1,2 m/s, dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện tại khu vực đầm Cầu Hai. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 272-279 DOI: MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN CHẤT Ô NHIỄM KHU VỰC PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI, THỪA THIÊN - HUẾ BẰNG MÔ HÌNH DELFT-3D Cao Thị Thu Trang1*, Phạm Hải An1, Trần Anh Tú1, Lê Đức Cường1, Trần Đức Thạnh1, Trịnh Thành2 1 Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Khoa học và Môi trường-Đại học Bách Khoa Hà Nội * Email: trangct@ Ngày nhận bài: 19-3-2014 TÓM TẮT: Dựa trên các số liệu khảo sát và thu thập về khí tượng - thủy văn, chất lượng nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế đã mô phỏng trường thủy động lực và lan truyền chất ô nhiễm trong đầm phá sử dụng mô hình Delft-3D. Các kết quả mô phỏng cho thấy dòng chảy trong đầm phá có giá trị lớn nhất tại khu vực cửa Thuận An, vào mùa mưa đạt đến 1,01,2 m/s, dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện tại khu vực đầm Cầu Hai. Tỷ lệ trao đổi nước trong đầm phá khá thấp, đạt khoảng 31,7% tại phá Tam Giang, 25,8% tại đầm Sam - Thủy Tú và 5,33% tại đầm Cầu Hai. Nồng độ của các chất ô nhiễm cao tại các khu vực cửa sông như sông Hương, Truồi, Thuận An, Ô Lâu và Tư Hiền, thậm chí vượt giới hạn cho phép (GHCP). Từ khóa: Mô hình, đầm phá, chất ô nhiễm, chất lượng nước, mô phỏng. MỞ ĐẦU Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế (TTH) là hệ đầm phá lớn nhất ở Việt Nam, có tọa độ địa lý: 16015’00’’ - 16042’00’’B, 107022’00’’ 107057’00’’Đ, diện tích mặt nước 216 km2, chiều dài 68 km, chiều rộng 10 km, độ sâu trung bình 1,6 m và sâu nhất 4,2 m. Hệ đầm phá có hai cửa: Thuận An ở phía Bắc và Tư Hiền ở phía Nam, thuộc loại thủy vực gần kín, nước lợ và lợ - nhạt và có tính phân tầng mạnh [1]. Khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chịu áp lực rất lớn từ các họat động phát triển ven đầm phá như nuôi trồng thủy sản, dân cư du lịch, chăn nuôi gia súc, gia cầm . Nguồn thải ra của các hoạt động này chủ yếu là những chất thải thông thường gồm các .