Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất khai thác cao nhất ở ánh sáng trắng và thấp nhất ở ánh sáng màu vàng. Năng suất khai thác có sự khác nhau khi sử dụng ánh sáng trắng và ánh sáng màu vàng, các loại ánh sáng khác không có sự khác nhau đáng có ý nghĩa (P | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 52-58 ISSN: 1859-3097 ẢNH HƯỞNG CỦA MÀU SẮC ÁNH SÁNG TỚI KHẢ NĂNG KHAI THÁC MỰC XÀ (STHENOTEUTHIS OUALANIENSIS LESSON, 1830) BẰNG LƯỚI CHỤP MỰC BỐN TĂNG GÔNG Nguyễn Văn Hải Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam E-mail: nvhairimf@ Ngày nhận bài: 18-12-2013 TÓM TẮT: Năm 2011, 2 chuyến điều tra vùng biển xa bờ miền Trung đã được thực hiện với 170 mẻ lưới chụp mực sử dụng màu sắc ánh sáng đèn ngầm. Ba loại màu sắc ánh sáng đèn ngầm đã được sử dụng là màu vàng - xanh - trắng. Trung bình mỗi đêm thực hiện 7 mẻ lưới chụp, đảm bảo mỗi loại màu sắc ánh sáng phải được thực hiện tối thiểu là 30 mẻ với thời gian cho mỗi mẻ lưới là 1giờ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất khai thác cao nhất ở ánh sáng trắng và thấp nhất ở ánh sáng màu vàng. Năng suất khai thác có sự khác nhau khi sử dụng ánh sáng trắng và ánh sáng màu vàng, các loại ánh sáng khác không có sự khác nhau đáng có ý nghĩa (P<0,05). Chiều dài khai thác trung bình của mực xà không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các loại màu sắc ánh sáng (P<0,05). Từ khóa: Mực xà, bóng đèn ngầm, bóng đèn màu, lưới chụp mực. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề chụp mực kết hợp ánh sáng đã được đưa vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước để khai thác các đối tượng hải sản vào ban đêm. Đối tượng khai thác chính của nghề này là mực gần bờ và các loài cá nổi nhỏ có tập tính ăn đêm. Sự phát triển của các phương tiện cũng như các công nghệ khai thác trong những năm gần đây đã giúp cho nghề chụp mực có thể vươn khơi xa và đánh bắt những đối tượng hải sản khác ngoài các đối tượng truyền thống. Trong các đối tượng hải sản nghề lưới chụp mực hướng tới thì mực xà như là một đối tượng có tiềm năng lớn. Chúng chiếm tới 98% sản lượng của các mẻ lưới chụp mực ở vùng biển xà bờ miền Trung. Trước đây, việc khai thác mực xà chủ yếu là hình thức câu tay trên thúng. Đây là hình thức khai thác rất nguy hiểm cho ngư dân. Do vậy