Trong nghiên cứu này, 3 mật độ ương , và con/m2 được thử nghiệm nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ương ở mật độ con/m2 (0,21 g/con/ngày) cao hơn so với cá ương ở mật độ (0,17 g/con/ngày) và con/m2 (0,15 g/con/ngày; p 0,05). | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 75-80 ISSN: 1859-3097 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TẦM NGA (ACIPENSER GUELDENSTAEDTII BRANDT, 1833) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG Nguyễn Viết Thùy1*, Trần Văn Dũng2 1 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Việt Nam Viện Nuôi trồng Thủy sản-Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam * Email: thuy0032000@ Ngày nhận bài: 1-8-2013 TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này, 3 mật độ ương , và con/m2 được thử nghiệm nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ương ở mật độ con/m2 (0,21 g/con/ngày) cao hơn so với cá ương ở mật độ (0,17 g/con/ngày) và con/m2 (0,15 g/con/ngày; p 0,05). Tỷ lệ sống của cá ương ở mật độ và con/m2 (83,3 và 76,3%) cao hơn so với mật độ con/m2 (60,3%). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy, mật độ thích hợp cho ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương là dưới con/m2 nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như tận dụng tốt thể tích ương nuôi. Từ khóa: Acipenser gueldenstaedtii, cá tầm Nga, mật độ ương, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá tầm Nga là loài cá sụn, có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng. Trứng cá tầm Nga (caviar) có giá rất cao trên thị trường thế giới (trên ) trong khi đó thịt của chúng chỉ có giá khoảng 20 USD/kg [3]. Cá tầm Nga phân bố tự nhiên ở các vùng ôn đới, nhất là các vùng xứ lạnh như Nga, Bulgari, Ukraina, Rumani, . Cá tầm Nga có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi của nhiệt độ (2 - 30oC) và độ mặn [4, 9]. Cá tầm Nga đã được di nhập và nuôi ở nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á trong đó có Việt Nam [5]. Việc khai thác quá mức và ngăn sông, đắp đập xây thủy điện ở những vùng cá tầm phân bố tự nhiên đã làm suy giảm sản lượng khai thác của loài cá này [3, 9]. Ở Việt .