Nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp phân tích tiến trình cấp bậc (AHP) để thiết lập tập hợp trọng số cho từng chủ đề và từng chỉ thị. Sau khi tính toán kết quả đánh giá với phương pháp đánh giá toàn diện mờ (FCE) cho từng chỉ thị theo hàm thành viên, ta có được kết quả đánh giá tổng thể cho toàn bộ huyện Phù Cát. Từ kết quả tính toán và đánh giá các tiêu chí cho thấy mức độ bền vững của huyện Phù Cát ở mức trung bình. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 132-138 ISSN: 1859-3097 ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ - THÍ ĐIỂM TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH Võ Thanh Tịnh1*, Chế Đình Lý1, Lương Văn Thanh2 1 Viện Môi trường và Tài nguyên-Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2 Viện Kỹ thuật Biển-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam * E-mail: tinhmtbd@ Ngày nhận bài: 18-7-2013 TÓM TẮT: Dựa vào các bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đã công bố, các tác giả nghiên cứu, thiết lập bộ chỉ thị với 6 nhóm chủ đề và 38 chỉ thị và các bậc bền vững (5 bậc) cho các yếu tố phục vụ công tác đánh giá tính bền vững đới bờ, thí điểm tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp phân tích tiến trình cấp bậc (AHP) để thiết lập tập hợp trọng số cho từng chủ đề và từng chỉ thị. Sau khi tính toán kết quả đánh giá với phương pháp đánh giá toàn diện mờ (FCE) cho từng chỉ thị theo hàm thành viên, ta có được kết quả đánh giá tổng thể cho toàn bộ huyện Phù Cát. Từ kết quả tính toán và đánh giá các tiêu chí cho thấy mức độ bền vững của huyện Phù Cát ở mức trung bình. Từ khóa: Tính bền vững, đới bờ, huyện Phù Cát. MỞ ĐẦU Phù Cát là một trong năm huyện, thành phố ven biển của tỉnh Bình Định với diện tích 679km2 và dân số khoảng người (2012). Nằm ở khu vực ven biển với đường bờ biển dài gần 40km và sở hữu đầm Đề Gi - một trong những đầm phá lớn của nước ta, khu vực ven biển huyện Phù Cát có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định. Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay là 391 ha. Trong số này có 176 ha mặt nước lợ với 47 ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và 129 ha nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến hỗn hợp các loại thủy sản. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trong năm 2012 đạt tấn. Trong đó, sản lượng khai thác chiếm 94%, sản lượng nuôi trồng chiếm 6%. Toàn huyện có tàu thuyền đánh bắt thủy sản [1], trong đó phần lớn là tàu thuyền đã sử dụng lâu